Chọn phong cách lãnh đạo trong môi trường Web3 như thế nào?

Chọn phong cách lãnh đạo trong môi trường Web3 như thế nào?

Chọn phong cách lãnh đạo trong môi trường Web3 như thế nào?

Web3 là một lĩnh vực mới mẻ và đầy tiềm năng, với nhiều thách thức và cơ hội. Để thành công, các dự án web3 cần có một đội ngũ lãnh đạo tài năng, có khả năng dẫn dắt đội ngũ vượt qua những thách thức và đạt được mục tiêu. Phong cách lãnh đạo nào là phổ biến trong thế giới web3?

Vai trò của người lãnh đạo trong môi trường dự án web3 là rất quan trọng. Người lãnh đạo cần có khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ để đạt được mục tiêu. Người lãnh đạo cũng cần xây dựng sự tin tưởng và gắn bó giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và đổi mới. Cùng BlockchainWork tìm hiểu về các phong cách lãnh đạo và cách lựa chọn phong cách phù hợp.

Các phong cách lãnh đạo phổ biến trong môi trường web3

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, nhưng có thể phân loại thành 4 phong cách chính trong lĩnh vực blockchain & web3, nơi đòi hỏi môi trường làm việc quốc tế, ứng dụng công nghệ, tổ chức công việc từ xa.

chon-phong-cach-lanh-dao-trong-moi-truong-web3-nhu-the-naoCác phong cách lãnh đạo trong môi trường Web3

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic leadership style)

Lãnh đạo khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các thành viên trong nhóm. Lãnh đạo dân chủ thường trao quyền cho các thành viên trong nhóm để họ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Với phong cách này, người lãnh đạo khuyến khích sự tham gia của các thành viên trong nhóm hoặc tổ chức vào quá trình ra quyết định. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận, nêu ý kiến và sau đó tất cả sẽ biểu quyết để chốt ý kiến được cho cho là phù hợp nhất.

Một lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng theo từng ngày như Web3 thì đòi hỏi cần có chuyên môn, sự am hiểu sâu. Chính vì vậy mà người trưởng đội/nhóm cần tạo sự điều kiện cho thành viên được tương tác và đóng góp ý tưởng nhiều hơn. Ngoài việc giúp gắn kết tình đồng đội giữa các thành viên mà còn tạo ra môi trường văn hóa làm việc cởi mở, hòa đồng, thân thiện trong Web3.

Phong cách lãnh đạo ủy quyền (Laissez-faire leadership style)

Lãnh đạo trao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhóm để họ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Lãnh đạo tự do thường ít can thiệp vào công việc của các thành viên trong nhóm. Hiểu đơn giản, người trưởng đội sẽ giao hay ủy quyền quyền hạn cho một thành viên được tin tưởng trong đội nhóm nhưng vẫn chịu sự giám sát của họ. 

Nếu bạn đang là trưởng của một nhóm gồm các thành viên rất tháo vát, tự giác, trách nhiệm cao trong công việc thì có thể bạn đã thành công 50% trong việc lãnh đạo. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không phải thành viên nào cũng phù hợp để được tín nhiệm. Vì nếu sự cố, khủng hoảng xảy ra thì người chịu trách nhiệm cho sự việc cuối cùng vẫn là trưởng nhóm. Nên dù ủy quyền cho các thành viên nhưng trưởng nhóm phải là người giám sát toàn bộ tiến độ, kiểm tra kỹ lưỡng các đầu việc. 

Lãnh đạo kiểu giao dịch (Transactional leadership style)

Là một phong cách lãnh đạo tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng cho các thành viên trong nhóm, đồng thời sử dụng hệ thống khen thưởng và kỷ luật để thúc đẩy họ đạt được các mục tiêu đó. Cụ thể như bằng các hình thức truyền động lực khuyến khích; tuyên dương cấp dưới. Người trưởng nhóm sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong tổ chức.

Chỉ bằng những tác động quen thuộc ấy, người trưởng nhóm đã tạo ra sự thay đổi tích cực đáng kể trong tổ chức. Chưa dừng lại ở đó, người lãnh đạo cũng cần phải nắm bắt tâm lý, am hiểu mong muốn của từng nhân viên. Từ đó mới có thể đưa ra hình thức thúc đẩy làm việc hiệu quả phù hợp cho mỗi cá nhân. Do đó, cấp lãnh đạo cần dành nhiều thời gian, sự quan tâm mới am hiểu được cấp dưới của mình.

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (Autocratic leadership style)

Lãnh đạo nắm quyền kiểm soát cao và đưa ra quyết định một cách độc đoán. Lãnh đạo chuyên quyền thường không khuyến khích sự tham gia của các thành viên trong nhóm. Nhìn chung, đây là phong cách lãnh đạo của của hình thức phong kiến ngày xưa bởi nét đặc trưng là người lãnh đạo sẽ nắm giữ mọi quyền hạn trong tay. 

Khuyết điểm lớn nhất và thấy rõ ở lãnh đạo chuyên quyền là người đứng đầu sẽ có mọi quyền kiểm soát trong tất cả vấn đề. Đây là nguyên nhân tạo cho cấp dưới cảm giác bất mãn, ngột ngạt, không có hứng thú làm việc. Từ đó, không khí môi trường làm việc trở nên căng thẳng, gây giảm hiệu suất làm việc của cá nhân lẫn tổ chức. Trong một số trường hợp nhất định, điều này lại là yếu tố rất cần thiết. Ở những tình huống bất khả kháng, người trưởng nhóm buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng, đảm bảo đúng kế hoạch của công việc.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy mà sẽ không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo cho mọi tình huống. Cá nhân người trưởng nhóm cần lựa chọn phong cách phù hợp với bản thân. Trên thực tế, những tình huống và rủi ro đến rất bất ngờ nên nếu chỉ lãnh đạo theo một hướng thì rất khó khăn. Ngược lại, các nhà lãnh đạo nên trang bị cho mình nhiều hơn một phong cách lãnh đạo để có thể linh hoạt giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Blockchain Talk – Web 3.0 sẽ là bước tiến lớn trong ngành công nghệ

Lựa chọn phong cách lãnh đạo cho môi trường dự án web3 như thế nào?

Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo cho môi trường dự án web3, các nhà lãnh đạo cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Bản chất của dự án: Các dự án web3 thường có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới cao. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần có phong cách lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và đổi mới.
  • Đội ngũ nhân sự: Đội ngũ nhân sự trong các dự án web3 thường có tính đa dạng cao và phân nhiều cấp bậc. Bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau làm việc trong các phòng ban khác nhau. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần có phong cách lãnh đạo phù hợp với tính đa dạng của đội ngũ.

Đặc điểm của tổ chức và giai đoạn phát triển 

Các đặc điểm của tổ chức và mốc phát triển dự án cũng ảnh hưởng đáng kể đến phong cách lãnh đạo. Nếu tổ chức có quy mô nhỏ, đội ngũ nhân sự trẻ, năng động thì phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do sẽ phù hợp hơn. Nếu tổ chức có quy mô lớn, đội ngũ nhân sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệm thì phong cách lãnh đạo kết hợp giữa dân chủ và chuyên quyền sẽ phù hợp hơn. Nếu dự án đang trong giai đoạn ban đầu, phong cách lãnh đạo chuyên quyền sẽ giúp dự án tập trung vào mục tiêu và đạt được kết quả nhanh chóng. Nếu dự án đang trong giai đoạn phát triển ổn định, phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do sẽ giúp dự án phát huy tối đa tiềm năng của các thành viên.

>>Xem thêm:  Mẹo tuyển dụng blockchain: Cách tìm nhân sự top cho dự án Web3

Lời khuyên cho các nhà lãnh đạo web3

Luôn học hỏi và cập nhật kiến thức mới

Web3 là một lĩnh vực mới mẻ và đang phát triển nhanh chóng. Vì vậy, các nhà lãnh đạo web3 cần luôn học hỏi và cập nhật kiến thức mới để có thể dẫn dắt đội ngũ thành công. Từ đó việc đối diện với khủng hoảng chung sẽ không còn căng thẳng hay bị tổn thất lớn. Việc học hỏi và cập nhật kiến thức mới là một quá trình cần thiết đối với các nhà lãnh đạo web3. Vì nhờ vậy các nhà lãnh đạo có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân, từ đó giúp doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực web3.

Là một người lắng nghe tốt

Các nhà lãnh đạo web3 cần là những người lắng nghe tốt để hiểu được nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong nhóm. Mỗi các nhân trong xã hội đều cần được lắng nghe. Không dừng lại ở việc được chia sẻ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, được thấu hiểu hơn. Đây là động lực để thúc đẩy hứng thú, niềm yêu thích và cống hiến nhiều hơn trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để trở thành lãnh đạo có sự lắng nghe tốt cần rất nhiều thời gian và nỗ lực. Do đó đây sẽ là kỹ năng trau dồi, thay đổi trong một quá trình dài.

Khuyến khích sự phản hồi

Các nhà lãnh đạo web3 cần khuyến khích sự phản hồi từ các thành viên trong nhóm để cải thiện phong cách lãnh đạo của mình. Phản hồi là một phương tiện thể hiện quyền dân chủ và được đóng góp của cá nhân. Chỉ khi lắng nghe phản hồi từ nhiều phía, bạn mới có được cho mình góc nhìn tổng quan đa chiều. Thay đổi, cải thiện phong cách lãnh đạo qua từng ngày sẽ là thành quả mà sự phản hồi mang lại cho bạn.

Tạo môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ

Các nhà lãnh đạo web3 cần tạo môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ để các thành viên trong nhóm có thể phát huy hết khả năng của mình. Trong môi trường này, các nhân viên sẽ cảm thấy được bình đẳng và có cơ hội phát triển bản thân. Đây được được xem là việc cần thiết để các doanh nghiệp web3 thực hiện nhằm giữ chân nhân tài lâu dài.

Kết luận

Dựa trên các yếu tố trên, có thể thấy rằng phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường dự án web3 là phong cách lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và đổi mới. Các dự án web3 thường đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Các giải pháp web3 cần sự sáng tạo và đổi mới phát triển từ ý tưởng và kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người. Để đi đường dài, việc xây dựng niềm tin vào lý tưởng của tổ chức và sự gắn bó giữa các thành viên sẽ giúp dự án vượt qua nhiều thử thách trong quá trình phát triển.

Hy vọng qua bài viết này, Các nhà lãnh đạo đã có cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp cho môi trường web3. Từ đó sẽ đưa ra các đãi ngộ hợp lý nhằm chiêu đãi, thu hút ứng viên tiềm năng đến làm việc và cống hiến. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, bạn hãy thường xuyên theo dõi BlockchainWork để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay nhé!

BlockchainWork tổng hợp

>>Có thể bạn quan tâm:

Pros and Cons of Social Media Recruitment

Phạm Ngân 07/01/2025

Using social media in recruitment is an extremely popular form in today’s era. When social networks can be applied in many fields, including recruitment. Using social networks as a recruitment tool brings many significant benefits such as saving…

Việc làm blockchain - web3

(HCM) Test

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(Hà Nội) Business Development Agency (Salary: 15-20M)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(HCM) Software Manager (PM/ DM)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(HCM) Sales Intern

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 1 triệu đồng

(Hà Nội) IT Sales/ Account Manager

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 16 triệu đồng

(HCM) Division Manager (Ho Chi Minh Office)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(HCM) Kế Toán Tổng Hợp

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 1000 USD

(HCM) SENIOR BACKEND DEVELOPER (Java)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Data Engineer

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(HCM) Partnership

Hạn ứng tuyển 24/01/2025
Mức lương: Lên đến 1000 USD

(Hà Nội) Chuyên Viên C&B

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM) Nhân Viên Tiếng Trung (Mảng Vận Hành KOL)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: 12 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Marketing Planner Game (Junior - Senior)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Front-end Developer (Javascript)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 65 triệu đồng

(Hà Nội) Tester/QC (Leader)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Human Resources And General Affairs

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: 500 - 800 USD

(Hà Nội) Project Manager

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) PadiTech TUYỂN KỸ SƯ CẦU NỐI - BRSE (Có Signing Bonus)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: 50 - 70 triệu đồng

(Hà Nội) Flutter Developer

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Mobile Developer (Flutter/React Native)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 50 triệu đồng