Từ người cộng tác với Bộ Ngoại giao đến một start-up Game Blockchain – Lê Nhật Linh, Founder của dự án Mata Labs
Hiện nay có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong lĩnh vực GameFi nói riêng và Blockchain nói chung, khi các Nhà phát hành dần quan tâm đến trải nghiệm người dùng, tối ưu hoá dịch vụ đặc biệt trong ngành game. Từ đó đã mở ra một cơ hội mới cho ngành cũng như nhân sự có niềm đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực này. Theo anh Lê Nhật Linh – Founder của dự án Mata Labs chia sẻ “Chỉ khi xu hướng tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm và kiến thức về Blockchain/Game Design làm việc trong lĩnh vực Blockchain/GameFi được đẩy mạnh thì ngành Game và Blockchain mới có thể kết hợp để phát triển một cách tử tế và có nghiên cứu”. Và để lắng nghe một cách cụ thể hơn về những chia sẻ từ anh về hành trình Từ người cộng tác với Bộ Ngoại giao đến một Startup GameFi, cũng như sự chuyển dịch của ngành GameFi mời các bạn cùng BlockchainWork theo dõi bài phỏng vấn sau.
Mục lục bài viết
Từ người cộng tác với Bộ Ngoại giao đến một start-up Game Blockchain
BlockchainWork:
Chào anh Linh, cảm ơn anh vì đã nhận lời tham gia phỏng vấn cùng BlockchainWork. Trước tiên, anh có thể chia sẻ một số thông tin về bản thân và cơ duyên nào đưa anh đến với Blockchain nói chung và GameFi nói riêng không ạ?
Mr. Lê Nhật Linh:
Chào các bạn đang theo dõi BlockchainWork, anh là Lê Nhật Linh. Đầu tiên về bản thân anh, trước đây anh từng cộng tác ở Bộ Ngoại giao, sau đó anh đã nghỉ để bắt đầu khởi nghiệp và anh cũng có một khoảng thời gian hoạt động ở lĩnh vực Game Design. Khi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực Blockchain, công việc chủ yếu của anh là tư vấn Game Design cho các dự án game và các mảng tài chính, pháp lý chủ yếu về Tokenomics. Đồng thời anh cũng là Co-founder của dự án Mata Labs, chuyên về việc tư vấn hỗ trợ kết nối các dự án start-up đến các quỹ hoặc các nhà đầu tư trong network của anh.
Thứ hai, về cơ duyên thì trước khi vào GameFi anh đã có khoảng thời gian làm việc với vị trí Game Design nên anh rất hứng thú với lĩnh vực game. Bên cạnh đó, anh cũng nghiên cứu những ưu điểm cũng như hạn chế từ những studio game lâu năm trên thể giới (EVE Online, Ragnarok Online,…). Sau đó anh phát hiện có một điểm hạn chế của game truyền thống đó là sự phát triển của “thị trường chợ đen” khi người chơi cũ trao đổi các vật phẩm trong game với người chơi mới không thông qua Nhà phát hành khiến họ không nhận được bất kỳ nguồn thu nào từ những giao dịch này. Để chống lại điều đó các Nhà phát hành có xu hướng áp đặt những điều lệ mới vào game, khiến cho nội dung game trở nên rườm rà không cần thiết, ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người chơi. Tuy vậy, khi Blockchain được ứng dụng vào game thì nó đã tạo ra một nền tảng kinh tế mở kết nối giữa Nhà phát hành, người chơi và các thành tố kinh tế khác từ thế giới thực, từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào game. Chính sự chuyển động của nguồn vốn đầu tư này đã khiến cho Nhà phát hành có thể thu được lợi nhuận. Đó cũng dần là điều thu hút anh đến với GameFi và Blockchain.
Sự kết nối giữa Nhà phát hành, người dùng các thành tố kinh tế khác
BlockchainWork:
Anh có thể chia sẻ một số dự án anh từng tham gia và bài học anh rút ra từ đó được không?
Mr. Lê Nhật Linh:
Anh từng xây dựng một dự án ở Philippines và kết hợp với Bộ truyền thông Philippines để xây dựng bộ quy chuẩn cấp phép cho những doanh nghiệp làm việc liên quan đến crypto và Blockchain. Bên cạnh đó anh cũng đã phát triển một dự án liên quan đến game trên PC được áp dụng hệ thống kinh tế mở do anh tự thiết kế.
Cuối cùng, một bài học anh nhận thấy là hầu hết các nhà phát hành GameFi đang cố đánh tráo khái niệm khi họ gán ghép nhiều loại chức năng khác nhau vào 1 Token như hàng hoá, cổ phiếu, vật lưu trữ giá trị, một khoản đầu tư tài chính. Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế thì những chức năng này không thể cùng xuất hiện trên cùng một sản phẩm. Một ví dụ đơn giản là đối với công ty sản xuất gạo thì nếu bạn nắm giữ gạo của công ty là bạn chỉ đang nắm giữ sản phẩm của công ty chứ không phải cổ phần của công ty; tuy nhiên, các Nhà phát hành GameFi lại cố gắng bảo với người dùng rằng gạo cũng chính là cổ phần của công ty. Do đó, chúng đã tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với GameFi.
Đâu là thách thức to lớn để Game Blockchain phát triển?
BlockchainWork:
Trong thời đại hiện nay, theo anh liệu có những thách thức nào mà GameFi phải đối mặt không ạ?
Mr. Lê Nhật Linh:
Hiện nay, thách thức đối với GameFi có nhiều giai đoạn:
- Đối với giai đoạn thị trường “hot”: Khi dòng tiền quá “nóng” khiến người tham gia bị “say máu”. Người chơi nhanh chóng nhảy vào thị trường để có thể ôm những món hời lớn. Tuy nhiên, phần đông người chơi chỉ xây dựng dự án chỉ vì mục đích là “mọi người làm nên mình cũng phải làm nếu không thì mình sẽ được ít tiền hơn người khác” mà không quan tâm đến mục tiêu dài hạn của dự án. Vì vậy mà nhiều dự án thất bại về mặt tài chính và cả mặt gameplay.
- Đến với giai đoạn thị trường “nguội”: Lúc này, những tai tiếng dần xuất hiện, mọi người xem GameFi là một trò chơi tài chính để người ta hút tiền vào. Thậm chí nhiều người cho rằng để tham gia GameFi thì phải mua NFT với mức giá không tưởng hoặc khi thực hiện các hoạt động phải kiếm được tiền, nếu không kiếm được tiền thì game đấy là lừa đảo.
BlockchainWork:
Có một quan điểm cho rằng “GameFi chỉ là một xu hướng nhất thời”, anh có những nhận định gì về điều này không?
Mr. Lê Nhật Linh:
Thực tế thì GameFi là vẫn là một xu hướng nhất thời nếu nó vẫn được gọi là GameFi. Mọi người cần nhận thức GameFi là “Game”, còn “Fi” phải đứng sau và được tách biệt ra, khi đó nó chỉ là một Game bình thường, vận hành bình thường. Mặc khác, không phải cứ theo mô hình GameFi thì mới kiếm được tiền. Cơ bản người dùng chơi game vì vui, vì game hay và sau đó họ mới nảy sinh nhu cầu đối với những vật phẩm trong game thì game mới vận hành một cách bền vững được. Ngược lại đối với những game chỉ với mục đích chờ nhận/trả thưởng thì khó bền vững được, vì nếu giá hoặc thưởng giảm thì người dùng cũng dần dễ từ bỏ.
BlockchainWork:
Vậy thì trong quá trình phát triển đội ngũ Blockchain anh có gặp những khó khăn gì không ạ?
Mr. Lê Nhật Linh:
Ở thời điểm uptrend, nguồn nhân lực từ những ngành khác ồ ạt đổ về. Nhưng thời điểm downtrend, nguồn nhân lực này lại nhảy việc, chuyển ngành. Sự thoát ra rồi vào lại này khiến kinh nghiệm của nguồn nhân lực không thực sự đủ nhiều. Đó là khó khăn mà anh gặp phải trong quá trình tuyển người.
Xu hướng chuyển dịch trong lĩnh vực Game Blockchain trong tương lai
BlockchainWork:
Anh có dự đoán gì về tương lai của các dự án GameFi tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung không ạ?
Mr. Lê Nhật Linh:
Hiện nay, có một xu hướng khá rõ ràng là game thủ truyền thống không quan tâm game có Blockchain hoặc có kiếm được tiền hay không, mà họ chỉ quan tâm game có đáng để họ chơi hay không, nếu đáng thì họ sẽ sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để chơi. Một bài học được rút ra cho các nhà phát hành là cuộc chơi hiện nay phải được cạnh nhau thông qua chất lượng game và trải nghiệm người dùng.
Một sự chuyển dịch xảy ra tương đối tiệm cận với ngành game/tài chính truyền thống đang diễn ra đối với hầu hết các lĩnh vực trong Blockchain (GameFi, DeFi,…) là các dự án yêu cầu phải có độ chi tiết và tính khả thi cao để các nhà đầu tư, người dùng mới cân nhắc và đầu tư vào.
Xu hướng cạnh tranh thông qua chất lượng game và trải nghiệm người dùng
BlockchainWork:
Theo anh, điều gì là cần thiết để Blockchain và GameFi được chấp nhận rộng rãi hơn trong xã hội hiện nay.
Mr. Lê Nhật Linh:
Theo anh sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm:
- Pháp lý: Hiện nay Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa có những chính sách cụ thể đối với các đồng crypto hoặc Blockchain. Do đó, đòi hỏi phải có những chính sách ràng buộc vào bảo vệ hợp pháp đối với các chủ thể trong ngành để đảm bảo sự phát triển và niềm tin đối với lĩnh vực này.
- Sự tiếp cận công nghệ: Đối với người dân hiện nay, phần lớn người dùng không biết hoặc không quan tâm đến các công nghệ được ứng dụng trong các công cụ tài chính. Sự thiếu thông tin này dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng hoặc gây ra những thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho nền kinh tế quốc dân.
Người trẻ nên chuẩn bị gì để gia nhập thị trường Game Blockchain?
BlockchainWork:
Anh có lời khuyên nào gửi đến các bạn trẻ đã và đang muốn muốn theo đuổi lĩnh vực này không ạ?
Mr. Lê Nhật Linh:
Nếu các bạn cảm thấy tầm nhìn của Blockchain trùng với định hướng của bản thân và chấp nhận bỏ thời gian, chịu đựng những khó khăn của thị trường thì bạn có thể bắt đầu càng sớm càng tốt. Ngược lại đối với những cá nhân chỉ đến trong ngắn hạn sẽ khiến họ gặp nhiều nguy hiểm, khi họ vào thị trường ngay thời điểm uptrend để nhận một nguồn lợi lớn và sau đó họ chắc chắn sẽ dễ dàng mất những khoản đầu tư vào thị trường khi không có sự quan tâm/tìm hiểu kỹ.
Kết luận
Kết thúc buổi chia sẻ ngày hôm nay, chắc chắn các bạn cũng đã hiểu hơn về GameFi, những thách thức và sự chuyển dịch của nó đúng không? Nếu các bạn đã thực sự đam mê hoặc mong muốn phát triển mình trong lĩnh vực này thì hãy nhanh chóng chuẩn bị kỹ càng những kiến thức, kĩ năng và bắt đầu ngay bây giờ. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi BlockchainWork để cùng lắng nghe những chia sẻ đầy bổ ích đến từ những nhân vật, doanh nghiệp Blockchain bạn nhé.
BlockchainWork phỏng vấn
- Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
- Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signup
>> Có thể bạn quan tâm:
Đi đường dài, doanh nghiệp blockchain cần có ‘real world business’ – Mr. Trịnh Minh Giang
Doanh nghiệp blockchain muốn gọi vốn thị trường tài chính truyền thống có được không? Để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp blockchain cần những gì? BlockchainWork đã có buổi trò chuyện cùng anh Trịnh…
Muốn ứng dụng blockchain cho doanh nghiệp, cần hiểu rõ ở vai trò người dùng trước – Nguyễn Trung Thành
Tương lai liệu ứng dụng blockchain sẽ được rộng rãi vào đời sống? Làm thế nào để doanh nghiệp và người trẻ tham gia vào lĩnh vực này với lộ trình phù hợp? BlockchainWork đã có buổi trò…
Nhân vật Adam Back – CEO của Blockstream
Adam Back là một nhà khoa học máy tính và chuyên gia về mật mã số học người Anh. Ông nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực mật mã và công nghệ blockchain. Ông…
Nhân vật Roger Ver – Nhà sáng lập Bitcoin.com
Roger Ver, thường được biết đến với biệt danh “Bitcoin Jesus”, là một trong những nhà đầu tư ban đầu vào Bitcoin và các doanh nghiệp liên quan đến Bitcoin. Ông đã từng quảng bá mạnh mẽ cho…
Charles Hoskinson – Nhà sáng lập Cardano
Charles Hoskinson, người đồng sáng lập Ethereum và CEO Cardano là một trong những nhà sáng lập nổi tiếng nhất trong thế giới tiền điện tử. Trước đây, Charles Hoskinson là một nhà toán học nhưng sau này ông…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan