Proof Of Authority là gì (PoA)? Cơ chế PoA hoạt động như thế nào?

Proof Of Authority là gì (PoA)? Cơ chế PoA hoạt động như thế nào?

Cơ chế đồng thuận là trái tim của công nghệ blockchain, quyết định tính bảo mật, mức độ mở rộng và phi tập trung cho cả chuỗi. Cơ chế Proof Of Authority nổi lên trong giới công nghệ và được nhiều người ca tụng là giải pháp thay thế hữu hiệu cho Proof Of Work và Proof Of Stake. Vậy Proof of authority là gì? Hoạt động như thế nào?

Cơ chế nào hiệu quả nhất để xác thực giao dịch, ghi nhận một khối (block) mới vào chuỗi khối (blockchain) là bài toán gây tranh cãi rất nhiều trong giới chuyên gia và các nhà phát triển. Cơ chế Proof of Work ra đời khá lâu nhưng bị đánh giá quá tốn kém năng lượng khi phải dồn sức mạnh hệ thống vào giải các bài toán phức tạp. Cơ chế Proof of Stake đôi khi không thể dung hòa lợi ích của người xác thực với lợi ích chung của cả mạng lưới nếu chỉ dựa vào giá trị tài sản. Được đánh giá là tiết kiệm năng lượng và hiệu năng hơn hẳn, thuật toán đồng thuật Proof of Authority được khá nhiều dự án doanh nghiệp và các sàn tập trung lựa chọn để cải thiện hiệu năng và tính ứng dụng của blockchain trong giải quyết bài toán kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về thuật toán Proof Of Authority, hãy cũng BlockchainWork tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ chế Proof Of Authority là gì?

Proof Of Authority (viết tắt là PoA) còn được gọi là cơ chế đồng thuận bằng chứng ủy quyền là một thuật toán đồng thuận trong đó các nút tham gia mạng được xác thực danh tính và được cấp quyền bỏ phiếu để xác minh tính hợp lệ của các giao dịch. Các nút được xác thực này được gọi là validator.

Cơ chế PoA được đánh giá có ưu điểm tiết kiệm năng lượng và hy sinh tính tập trung để tạo ra các giải pháp về hiệu suất xử lý dữ liệu cao trong các chuỗi khối. Ra mắt vào năm 2017 bởi Gavin Wood – cha đẻ đồng sáng lập ra Ethereum, PoA như một ngôi sao sáng trong vấn đề của việc giải mã và xác thực các thông tin ở chuỗi khối. Không giống với Proof Of Work (PoW) hay Proof Of Stake (PoS), PoA không yêu cầu giải quyết các bài toán phức tạp để có được quyền lợi từ giao dịch. Thay vào đó, PoA hoạt động dựa trên danh tiếng và danh tính của cá nhân, tổ chức tham gia các giao dịch trên Blockchain.

>>Xem thêm: Cơ chế đồng thuận trong blockchain là gì?

Nguyên lý hoạt động của Proof Of Authority (PoA)

Co-che-Proof-of-AuthorityCơ chế hoạt động Proof of Authority

Trong mạng lưới của cơ chế PoA, các nút tham gia mạng được xác thực danh tính và được cấp quyền bỏ phiếu để xác minh tính hợp lệ của các giao dịch. Các nút được xác thực này được gọi là validator. Để trở thành một validator trong mạng PoA, các nút phải trải qua một quá trình xác thực. Quá trình này thường bao gồm việc cung cấp các thông tin xác minh danh tính, chẳng hạn như giấy tờ tùy thân, địa chỉ kinh doanh hoặc hồ sơ công khai. Các validator cũng có thể được yêu cầu đặt cược một số lượng token nhất định để tham gia mạng.

Khi một giao dịch mới được tạo ra, các validator sẽ bỏ phiếu để xác định xem giao dịch đó có hợp lệ hay không. Để một giao dịch được chấp nhận, nó phải nhận được sự chấp thuận của đa số các validator. Cách chọn validator chính hay số lượng chấp thuận đa số sẽ được mạng lưới quy định từ trước. Sau khi giao dịch đạt đủ điều kiện và tính là hợp lệ, khối mới sẽ được ghi vào chuỗi blockchain và không thể thay đổi nữa. Điểm quan trọng là các validator sẽ đặt cược uy tín vào việc xác thực. Nếu phát hiện có bất kỳ điểm nào thiếu minh bạch, hợp lệ trong việc xác thực đến từ validator. Họ sẽ bị truất quyền xác thực vĩnh viễn.

Hiểu đơn giản thì chỉ nhận được được sự những người tham gia trên hệ thống ủy quyền xác minh. Và chỉ khi nhận được đủ lượt ủy quyền thì khối mới sẽ xuất hiện trên nền tảng Blockchain.

Điều kiện trở thành validator trong Proof Of Authority

Các validator đã được phê duyệt có thể sử dụng phần mềm để tổ chức các giao dịch thành các khối khác nhau. Điều quan trọng cần lưu ý rằng quá trình lựa chọn các validator được phê duyệt là tự động. Tuy nhiên, các ứng viên validator phải tuân thủ một số điều kiện để đảm bảo đủ điều kiện tham gia vào thuật toán đồng thuận. Các điều kiện có thể khác nhau tùy theo từng hệ thống. Đồng thời, điều quan trọng là các validator được phê duyệt trước phải tuân thủ ba yêu cầu cơ bản.

-Validator phải có phẩm chất đạo đức tốt để xác thực uy tín của họ và họ không nên có bất kỳ tiền án tiền sự nào.

-Danh tính của validator phải trải qua xác thực chính thức trên mạng, với khả năng kiểm tra chéo thông tin trong các kênh công khai. 

-Các ứng viên validator nên có cam kết đầu tư tiền bạc và thế chấp danh tính của họ vào mạng blockchain Proof of Authority. 

Quá trình lựa chọn nghiêm ngặt validator được phê duyệt trước đảm bảo giảm khả năng lựa chọn các validator gây tranh cãi. Ngoài ra, quá trình lựa chọn validator đảm bảo sự cam kết lâu dài từ các validator.

Như bạn có thể nhận thấy, yếu tố cốt lõi trong cơ chế thanh danh cho validator xoay quanh sự tin tưởng vào danh tính của validator. Quá trình kiểm tra phức tạp đối với các validator loại bỏ các ứng viên yếu và cũng đảm bảo rằng tất cả các validator đều tuân thủ các quy trình tương tự, do đó đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn của hệ thống.

>>Xem thêm: Top 10 lời khuyên để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực blockchain

Những ưu điểm của thuật toán PoA

Tốc độ giao dịch nhanh hơn: Được xem là một phiên bản nâng cấp của PoW, PoA không yêu cầu phải cạnh tranh để giải quyết các bài toán phức tạp trong giao dịch. Với ưu điểm vượt trội này, thuật toán PoA đã giúp tiết kiệm đáng kể thời gian diễn ra của một giao dịch. Ở nhiều trường hợp khác nhau trong thực tế, các doanh người dùng đã lựa chọn PoA là ưu tiên số một hàng đầu của họ để tối ưu hóa thời gian.

Hiệu quả năng lượng cao hợn: Nếu tiết kiệm thời gian là ưu điểm số một thì việc tiết kiệm năng lượng là ưu điểm đáng chú ý tiếp theo. Do bản chất không yêu cầu giải các thuật toán khó, nên tác động của PoA đến môi trường Blockchain ít hơn so các thuật toán đồng thuận khác.

Bảo mật an toàn hơn: PoA sở hữu tính bảo mật tốt hơn so với PoW và PoS. Vì nó hoạt động hoàn toàn trên cơ sở niềm tin, sự tín nhiệm vào các trình xét duyệt. Đồng thời, quá trình chọn lọc tin tưởng cùng diễn ra rất sát sao, chi tiết.

>> Tham gia  Cộng đồng blockchain Việt Nam BW

Những nhược điểm của thuật toán PoA

Tính tập trung hóa: Để có được ưu điểm lớn tiết kiệm thời gian và tiết kiệm năng lượng thì PoA cũng đã mất đi tính phi tập trung vốn có của các thuật toán trên Blockchain. Do tính tập trung hóa mà tính minh bạch bị giảm đi đáng kể. Bởi sẽ có nhiều hơn một cấp quyền cho trình xác thực nên dẫn đến quan ngại về kiểm soát và thao túng.

Tính chống kiểm duyệt: Một người xác thực có quyền từ chối hoặc chặn bất kỳ giao dịch nào mà họ muốn. Điều này dẫn đến những giao dịch nhất định sẽ gặp một số hạn chế về quyền hạn hay khả năng mở rộng của mình. Bên cạnh đó, tính chống kiểm duyệt này cũng giới hạn sự mở rộng của các xác thực. Đây là một nhược điểm khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng PoA.

Kết luận

Nhìn chung, PoA là một thuật toán đồng thuận hiệu quả và an toàn có thể được sử dụng để các blockchain vận hành nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng và có khả năng mở rộng cao. Do đó, PoA vẫn là một giải pháp hữu hiệu và hiệu quả cao đối với các tổ chức công nghệ, đơn vị kinh doanh hiện nay. Để tận dụng điểm mạnh của cơ chế PoA và khắc phục hạn chế của nó, một số dự án nổi tiếng áp dụng cơ chế kết hợp của PoA và PoS như cơ chế Proof of Staked Authority (Binance Smart Chain) hoặc Delegated Proof of Stake (Ronin Network, Cosmos, TRON). Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thuật toán đồng thuận Proof Of Authority (PoA). Đừng quên theo dõi và thường xuyên truy cập trang BlockchainWork để học hỏi, cập nhật thêm các kiến thức, tin tức hữu ích về công nghệ và Blockchain cho mình bạn nhé.

Nguồn 101 Blockchains

*Bài viết không phải là lời khuyên khuyến nghị đầu tư, kêu gọi đầu tư hay bất kỳ tuyên bố nào cấu thành các hành động khuyến khích đầu tư. Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin kiến thức đến bạn đọc, chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất kỳ sai lầm, thiệt hại hay hành vi liên quan đến đầu tư của bạn!

>> Có thể bạn quan tâm:

Nhân vật Adam Back – CEO của Blockstream

Vương Thảo 17/04/2024

Adam Back là một nhà khoa học máy tính và chuyên gia về mật mã số học người Anh. Ông nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực mật mã và công nghệ blockchain. Ông…

Nhân vật Roger Ver – Nhà sáng lập Bitcoin.com

Vương Thảo 17/04/2024

Roger Ver, thường được biết đến với biệt danh “Bitcoin Jesus”, là một trong những nhà đầu tư ban đầu vào Bitcoin và các doanh nghiệp liên quan đến Bitcoin. Ông đã từng quảng bá mạnh mẽ cho…

Việc làm blockchain - web3

[HCM - Fulltime] Senior Fullstack Developer

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 40 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Developer (Middle - Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 18 - 35 triệu đồng

[HN - Fulltime] Business Development Blockchain

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Host Tik Tok

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Marketing Executive

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 13 - 17 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Project Engineer

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 20 - 35 triệu đồng

[HCM- Fulltime] Mobile Engineer (Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM - Fulltime] Web3 Growth Manager

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 25 - 30 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Marketing Executive

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 15 - 20 triệu đồng

[HCM] Helix Mesh Tuyển Dụng Marketing Manager 2024

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 27 - 30 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Business Development

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 650 - 1000 USD

[HN - Fulltime] Business Development

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 20 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Business Development (BD)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 9 - 20 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Digital Marketing Game (Intern/Fresher/Junior)

Hạn ứng tuyển 29/05/2024
Mức lương: 6 - 20 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Umbala Labs_Tech Talent Acquisition Specialist

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Tester/QC (Junior/Senior-6 Months Contract) Upto 1500

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM- Fulltime] Umbala Labs_Community Specialist

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM - Fulltime] Investment Analyst

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 15 - 18 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Web3 Marketing Leader

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 20 - 30 triệu đồng

[HN - Fulltime] Business Development Intern

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 4 - 5 triệu đồng