Khai phá 3 sự thật đằng sau mức lương blockchain cao ngất ngưởng
Mức lương blockchain chắc chắn là một trong những yếu tố làm cho cả người trong và ngoài ngành phải “hoa mắt” bởi những con số cực khủng. Theo chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – chuyên gia nghiên cứu và phát triển thuộc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC), mức lương blockchain luôn ở mức cao đáng kể hơn so với các ngành khác. Nhưng vì sao mức lương blockchain lại cao? Hãy cùng BlockchainWork khám phá sự thật đằng sau mức lương blockchain cao ngất ngưởng là gì nhé!
Sự thật đằng sau mức lương blockchain cao ngất ngưỡng
Mục lục bài viết
Trung bình mức lương blockchain hiện nay
Theo các nền tảng tuyển dụng, mức lương của kỹ sư blockchain có thể dao động từ $75.000 đến $200.000. Theo Hired, mức lương trung bình của các chuyên gia blockchain nằm trong khoảng $150.000 đến $175.000. Cụ thể, theo Báo cáo thị trường nhân lực ngành Công nghệ Thông tin, trung bình mức lương blockchain tại Việt Nam hiện nay là khoảng $2.241 mỗi tháng, tương đương với hơn $26.000 một năm.
Theo Deal Street Asia, mức lương tối thiểu ở lĩnh vực blockchain ở mức cao hơn 20 – 30% so với các công việc IT khác với cùng 1 năm kinh nghiệm.
Một chia sẻ khác đến từ đồng sáng lập Recruitery – Ông Toản Nguyễn cho biết mức lương của nhân sự blockchain cao hơn 1,5 lần so với mức lương các ngành khác cùng kinh nghiệm làm việc.
>> Xem thêm:
Vì sao mức lương blockchain lại cao?
Sự khan hiếm nhân tài blockchain: Blockchain hiện vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, để nhắc đến các chương trình đào tạo blockchain trên thị trường hiện nay thì có thể đếm trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, để tuyển được một nhân viên lành nghề, có trình độ và kỹ năng chuyên môn vững chắc về lĩnh vực blockchain thì vẫn còn là một bài toán nan giải. Đây là lý do vì sao các công ty thường trả mức lương cho nhân viên blockchain một con số đáng mơ ước nhằm thu hút tài năng cống hiến cho công ty.
Bản chất công việc trong lĩnh vực blockchain rất phức tạp và cần kỹ năng chuyên môn cao: Các kiến trúc sư hoặc kỹ sư blockchain đòi hỏi phải có khả năng phân tích nhu cầu công nghệ của công ty và tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu đó. Những yêu cầu như vậy có thể rất phức tạp do tính chất sơ khai của công nghệ này. Nó cũng có thể liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các tài sản kỹ thuật số hoạt động trên các mạng phân tán. Điều này đòi hỏi kiến
Dòng tiền đầu tư lớn đổ vào ngành blockchain Việt Nam: Việt Nam là một trong 5 quốc gia dẫn đầu về công nghệ blockchain. Chính vì vậy, thời gian qua các dự án blockchain trong nước nhận được những khoản đầu tư đến từ quốc tế với số tiền lên đến hàng triệu USD. Nhờ vậy mà khoản chi phi phí cho việc tìm kiếm tài năng blockchain cũng được nâng cao.
3 kiến thức cốt lõi, bắt buộc phải biết trong blockchain
Mặc dù mỗi vị trí công việc trong blockchain đòi hỏi kỹ năng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nếu đã gia nhập vào lĩnh vực blockchain thì điều cơ bản là mỗi nhân viên cần trang bị cho mình một số kỹ năng cốt lõi, cơ bản nhất về blockchain. Đây có thể là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công trong ngành.
3 kiến thức cốt lõi bắt buộc phải biết trong blockchain
- Mật mã học: Là một trong những kiến thức cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực blockchain. Nhiều khái niệm, chẳng hạn như mật mã khóa công khai và hàm băm là những điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp phát triển blockchain.
- Công nghệ hợp đồng thông minh (smart contract): Thuật ngữ này đang làm “điên đảo” thế giới bằng cách làm cho lĩnh vực tài chính nhanh hơn và giảm chi phí đàm phán. Việc thực hiện các hợp đồng vào phần mềm có thể nâng cao sự tin tưởng và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ đắt tiền hoặc các biến số không cần thiết khác. Hợp đồng thông minh loại bỏ các bên trung gian, tăng tốc độ giao dịch và làm cho hoạt động hiệu quả hơn. Là một nhà phát triển blockchain, bạn nên làm quen với khái niệm này cũng như hiểu biết về các ngôn ngữ hợp đồng thông minh phổ biến nhất, như Solidity, Vyper và Rust,…
- Cấu trúc dữ liệu: Một nền tảng cơ bản của khoa học máy tính. Ngoài ra, chúng có tác động đáng kể đến các lĩnh vực như an ninh và hiệu suất. Mỗi khối trong chuỗi khối là một trong những cấu trúc dữ liệu này chứa dữ liệu được liên kết với một số duy nhất 32 bit được gọi là nonce. Vì vậy, chắc chắn bạn sẽ luôn bắt gặp cấu trúc dữ liệu nếu bạn còn hoạt động ở lĩnh vực blockchain.
Bên cạnh đó, một blockchain developer nên có khả năng kỹ thuật thật vững, được mài giũa tốt và rất sâu sắc để hiểu chính xác loại ứng dụng sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho ngành của họ. Ngoài ra, khả năng phân tích, “làm chủ” ít nhất một ngôn ngữ lập trình trong lĩnh vực blockchain là chìa khoá tiên quyết giúp blockchain developer nhanh chóng chạm đến cánh cửa thành công.
Liên quan đến kỹ năng kỹ thuật, các blockchain developer nên biết cách vận hành:
- Network
- C ++
- Python
- XML
>> Xem thêm: 5 Ngôn ngữ lập trình mà blockchain developer cần phải biết
Kết luận
Chắc hẳn thông qua bài viết trên, bạn cũng đã phần nào hiểu rõ vì sao mức lương blockchain lại cao. Ngoài sự khan hiếm tài năng thì có sẽ công sử, mức độ đầu tư và áp lực trong công việc của nhân viên blockchain là không hề nhỏ. Vì vậy, họ xứng đáng được nhận mức lương hậu hĩnh như vậy. Hãy đón chờ chúng tôi – BlockchainWork ở những bài viết sau hấp dẫn hơn nhé!
BlockchainWork tổng hơp
- Cùng BlockchainWork hành động vì cơ hội ngay tầm tay: tại đây
- Nắm bắt cơ hội nghề nghiệp tương lai của bạn ngay: tại đây
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ ngay: tại đây
>> Có thể bạn quan tâm:
Ethereum Merge – Sự kiện khuấy đảo cộng đồng blockchain năm 2022
Ethereum Merge là sự kiện nóng nhất trong thị trường blockchain năm 2022 và đánh dấu đợt nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay của Ethereum. Sự kiện này đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho…
3 trở ngại khi ứng dụng hàng loạt Web 3.0 – CEO Trust Wallet
Web 3.0 đã và đang từng ngày mở ra viễn cảnh tương lai vô cùng tiện nghi và minh bạch. Tuy nhiên việc ứng dụng hàng loạt Web 3.0 đã gặp phải một vài trở ngại. Theo CEO…
“Phá vỡ” rào cản gia nhập nền tảng blockchain của người dùng
Gia nhập nền tảng blockchain – một chủ đề vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời điểm hiện tại. Ngày càng có nhiều người dùng quan tâm và đang thử nghiệm nền tảng này…
Metaverse – Nơi tạo nên “bước nhảy đột phá” cho doanh nghiệp
Theo 71% người trả lời khảo sát của Accenture, việc “lấn sân” sang metaverse sẽ tác động tích cực đến kinh doanh và thậm chí đây có thể là bước ngoặt tạo nên sự phát triển “ngoạn mục”…
Khi nào doanh nghiệp cần thiết ứng dụng blockchain vào kinh doanh?
Blockchain – công nghệ có khả năng sinh lợi cao đã và đang thay đổi cách các doanh nghiệp hoạt động và xử lý thông tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thật khó để quyết định khi…