Tại sao nhiều bạn trẻ “chuộng” nhảy việc liên tục?
Tại sao nhiều bạn trẻ “chuộng” nhảy việc liên tục? Hiện nay, cùng với dòng chảy công nghệ 4.0 là xu hướng thay đổi liên tục và thích ứng mới không ngừng nghỉ của nhân loại. Đặc biệt hơn hết ở thế hệ trẻ thì tính dễ biến động trong công việc lại càng dễ xảy ra hơn, ý định “nhảy việc” thay đổi môi trường luôn tiềm ẩn. Chúng ta cần đặt ra dấu chấm hỏi cho vấn đề này và hãy cùng BlockchainWork khám phá những lý do dẫn đến xu hướng nhảy việc liên tục của giới trẻ hiện nay.
>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một lập trình viên blockchain
Mục lục bài viết
Nhảy việc là gì?
Nhảy việc là hành động thôi việc, chuyển từ công ty này sang công ty khác, thường là sau một thời gian ngắn hoặc một khoảng thời gian nhất định. Nhảy việc hướng tới những công việc mới mang lại nhiều giá trị thích hợp cho bản thân hơn, đó có thể là cả về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần hữu hình nào đó. Tuy nhiều người đánh giá “nhảy việc” là không ổn định hay năng lực không đảm đương nổi công việc mới phải chuyển nhiều lần, nhưng nó dường như đang bắt đầu trở thành xu hướng chung của nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy nhảy việc là do đâu?
Những lý do khiến người trẻ muốn nhảy việc?
Khi muốn phát triển bản thân
Theo các cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân chủ yếu khiến cho người trẻ cảm thấy không hài lòng, thậm chí thờ ơ với công việc hiện tại và dẫn đến thôi việc là do họ không có được cơ hội để đóng góp hết sức mình, thiếu mất không gian phát triển bản thân. Dường như, họ chưa được thỏa mãn nhu cầu, mong muốn được công nhận, được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp và được hưởng những quyền lợi đúng với công sức của mình. Phát triển bản thân trong môi trường mới là lý do được ưu tiên hàng đầu cho câu hỏi “tại sao lại nhảy việc?”.
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều không muốn dừng chân tại một vị trí nhất định mãi. Đối với thế hệ trẻ thì nguồn năng lượng phát triển, nâng cấp, bức phá và khẳng định bản thân lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Nhảy việc sẽ là một ưu thế lớn cho hầu hết những bạn trẻ muốn hòa nhập vào những môi trường làm việc mới, thỏa mãn nhu cầu cấp tiến, những đòi hỏi không ngừng về mức lương, chế độ đãi ngộ, đồng nghiệp hay đơn giản là những kinh nghiệm học hỏi được.
Thực tế cho thấy rằng, những người tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau sẽ trở nên năng động và linh hoạt hơn, tư duy và khả năng định lượng giá trị bản thân cũng từ đó mà rõ ràng hơn từng ngày. “Nhảy việc” ngày nay không còn là vấn đề quá nhạy cảm và nó càng được xem như một hành động thể hiện tính chủ động tích cực của người lao động. Chúng ta có thể nhìn thấy nhiều trường hợp nhảy việc thực tế ở các sinh viên mới ra trường, Gen Z chưa có định hướng phát triển lâu dài ở một lĩnh vực nhất định rất dễ “sa chân” vào vòng xoáy chuyển việc – nhảy ngành.
Khi muốn thoát khỏi “vùng an toàn”
Thoát khỏi vùng an toàn
Ngày nay, chấp nhận từ bỏ một công việc quen thuộc, ổn định với mức lương hấp dẫn để thử sức, khởi đầu mới vốn là điều chẳng hề dễ dàng, nhất là với những người đã làm việc lâu hoặc đã có những vị trí nhất định, quyết định nhảy việc sẽ đồng nghĩa với những mối lo về tìm công việc mới, về thu nhập, về sự thích nghi… Nhưng đối với giới trẻ hiện nay thì những điều đó chẳng thể là vấn đề quá lớn. Ưu tiên “thoát khỏi vùng an toàn” chính là tự đặt mình vào thử thách để khám phá năng lực tiềm ẩn, giới hạn của bản thân, khơi dậy sự thay đổi không ngừng để không bị thụt lùi trong con đường chinh phục tương lai.
Hiện nay ngày càng nhiều startup hay nhà đầu tư trẻ ra đời, kích thích người trẻ bước ra khỏi vùng an toàn, thử sức ở những vai trò mới, vị trí mới. Điều này có thể thấy, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành marketing sẵn sàng dấn thân vào lĩnh vực công nghệ Blockchain – ngành nghề mang tính biến động, cọ xát với thực tế cao, đòi hỏi sự sáng tạo, cập nhật xu thế không ngừng. Khi bản thân đã chinh phục được mọi thử thách, khó khăn ở vị trí hiện tại, không còn cảm thấy quá mới mẻ, hứng khởi thì chúng ta nên sẵn sàng “dứt áo ra đi” chạy khỏi vùng an toàn để tìm vùng đất mới. Chắc hẳn rằng, chưa bao giờ là đủ cho quá trình nâng cấp bản thân.
>> Xem thêm: Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ blockchain tại Việt Nam
Khi có dấu hiệu “Brownout”
Khi có dấu hiệu “Brownout”
Bên cạnh thuật ngữ “Burnout” – kiệt sức trong công việc thì khái niệm “Brownout” lại càng đáng sợ hơn trong thế giới hiện đại. Đó là trạng thái khi nhận thấy rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn có năng lượng để làm việc nhưng ý chí không còn, sự nhiệt huyết với công việc hoàn toàn mất đi, tệ hơn là không có năng lượng, tinh thần làm việc, chán chường với công việc. Khi đó xu hướng nhảy việc thay đổi công việc lại càng hiện rõ trong tâm trí những bạn trẻ không thể vượt qua rào cản tâm lý này.
Ví dụ: Với một cô gái 22 tuổi làm nhân viên tuyển dụng cho một công ty X, brownout vô tình biến cô ấy thành Zombie công sở, mỗi sáng thức dậy đều tự hỏi “liệu có nên đi làm hay không?”, mà đi làm thì sẽ làm gì khi thực ra cô ấy đã chán ngấy với công việc này. Cứ như thế một vòng luẩn quẩn thôi thúc cô ấy “nhảy việc” sang một công việc content – nơi mà có thể cho cô ấy thỏa sức vẫy vùng. Và quyết định sáng suốt đó giúp cô ấy không cần lặp lại và sống chuỗi ngày như một.
>>Xem thêm: Blockchain Talk – Một ngày làm việc của Social Media Intern tại BlockchainWork như thế nào?
Những nguyên tắc vàng phải nhớ trước khi quyết định nhảy việc.
Nhảy việc dường như là điều không thể tránh khỏi đối với các bạn trẻ hiện nay. Bởi vì rất hiếm và chẳng ai tự tin khẳng định sẽ tìm được công việc như ý ngay từ lần đầu tiên. Vì thế dù bạn là ai cũng cần phải nhớ 5 nguyên tắc vàng giúp bạn không phải hối hận trước khi nhảy việc, bạn nhé!
- Nguyên tắc 1: Không nhảy việc chỉ vì nhất thời không thích.
- Nguyên tắc 2: Không nhảy việc do bất mãn, đố kỵ cá nhân.
- Nguyên tắc 3: Biết giãn cách thời gian nhảy việc (Tốt nhất là 1 – 2 năm)
- Nguyên tắc 4: Đừng chạy theo xu hướng “nhảy việc” khi chưa có định hướng cụ thể.
- Nguyên tắc 5: Hãy khôn ngoan trong việc lựa chọn công việc mới – đừng lặp lại lỗi đã xảy ra trước đó.
Mong bạn dù là ở thời điểm nào cũng phải luôn nhớ 5 nguyên tắc vàng dẫn đến thành công. Khi bạn có thể mỉm cười và không cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình đó là thời điểm nhảy việc lý tưởng nhất.
Kết luận
Nhảy việc không xấu mà nó còn là cả một nghệ thuật. Bởi lẽ, không có thước đo tiêu chuẩn đánh giá chính xác, mà phần lớn phụ thuộc vào định hướng, sự lựa chọn, cân nhắc “được – mất” trong sự nghiệp để đi đến mục đích cuối cùng là phát triển bản thân tốt hơn. Qua những chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những lý do dẫn đến xu hướng “nhảy việc” của đa phần giới trẻ hiện nay và nắm vững 5 nguyên tắc vàng trước khi nhảy việc. Hãy đón chờ chúng tôi – BlockchainWork ở những bài viết hấp dẫn sau hơn bạn nhé!
BlockchainWork tổng hợp
Có thể bạn quan tâm đến:
Lưu ngay 6 chiến lược nội dung bá đạo phát triển cộng đồng web 3.0 thần tốc
Bạn có biết rằng thành công của các dự án Web 3.0 ngày nay không chỉ phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến mà còn nhờ vào khả năng kết nối và phát triển cộng đồng mạnh mẽ? Trong một…
Các lựa chọn nghề nghiệp Web3 Investment Management bạn nên cân nhắc
Trong thập kỷ qua, sự xuất hiện của blockchain và các công nghệ phi tập trung đã mở ra những cơ hội lớn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và tài sản Web3. Với sự phát triển nhanh chóng…
6 chiến lược Copywriting dẫn đầu ngành Web3 năm 2024
Các Web3 Copywriter đang đi đầu thay đổi trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số của Web3. Sự kết hợp giữa phi tập trung, trải nghiệm nhập vai và công nghệ blockchain mở ra một kỷ nguyên…
6 kỹ năng giúp QA engineer trở nên nổi bật khi làm việc ngành web 3.0
Quality Assurance (QA), đặc biệt là QA Engineer, rất quan trọng trong quá trình phát triển các dự án Web3 và đóng vai trò thiết yếu trong các chu kỳ sản xuất. Các công việc đảm bảo chất…
Lộ trình trở thành một Web3 PR Manager
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, xây dựng thương hiệu cho công chúng và PR có thể giúp bạn phát triển ở cả cấp độ chuyên môn cũng như cá nhân. Web3 PR Manager đóng…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan