7 mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến trong doanh nghiệp (Sản xuất, CNTT, web3)

7 mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến trong doanh nghiệp (Sản xuất, CNTT, web3)

Việc lựa chọn một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, CNTT, Web3. Mô hình cơ cấu tổ chức sẽ xác định cách thức các bộ phận và nhân viên làm việc cùng nhau, phân chia trách nhiệm và quyền hạn, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp là gì?

Cơ cấu tổ chức của một công ty là hệ thống phân cấp của các nhóm, lãnh đạo, quản lý và cá nhân đóng góp của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức xác định nhân viên làm gì, báo cáo cho ai và đưa ra quyết định như thế nào. Ở mức tối thiểu, sơ đồ cấu trúc tổ chức phải bao gồm chức danh của nhân viên và các mối quan hệ cơ bản giữa các nhóm.

Cơ cấu tổ chức là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và đạt được các mục tiêu chiến lược. Việc lựa chọn và áp dụng một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức. Trong lĩnh vực Blockchain và Web3, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức độc đáo và yêu cầu quản lý phi tập trung. Vậy nên BlockchainWork sẽ cùng bạn khám phá các mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến nhất hiện nay.

Các mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến hiện nay

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng (Functional Organizational Structure)

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng là một hình thức tổ chức kinh doanh được tạo thành từ một số phòng ban dựa trên lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ như phòng nhân sự, phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng tài chính,… Kiểu cấu trúc này rất phổ biến, đặc biệt là ở các tập đoàn lớn và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cần sự chuyên môn hóa cao.

mo-hinh-co-cau-to-chuc-theo-chuc-nang-BlockchainWork

Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng:

  • Tính chuyên môn hóa cao: Nhân viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc. 
  • Quản lý dễ dàng: Nhân viên biết mình phải báo cáo với ai và người quản lý biết họ chịu trách nhiệm với ai, điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý và giám sát vì mỗi bộ phận chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định,
  • Hiệu quả trong đào tạo: Dễ dàng đào tạo và phát triển nhân viên theo chuyên môn cụ thể.
  • Tính ổn định: Cấu trúc chức năng nhìn chung ổn định và có thể dự đoán được, giúp quản lý việc lập kế hoạch dài hạn và hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng:

  • Quyết định thường phải thông qua nhiều cấp quản lý và bộ phận, dẫn đến thời gian phản hồi chậm hơn. Điều này có thể không phù hợp với những ngành liên tục thay đổi, nơi mà những quyết định nhanh chóng là rất quan trọng.
  • Khó điều chỉnh khi có sự thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh. Những ý tưởng mới có thể gặp phải sự phản đối từ các đơn vị chức năng không muốn thay đổi cách làm truyền thống.
  • Các phòng ban trong cơ cấu tổ chức chức năng thường hoạt động riêng lẻ, dẫn đến hạn chế về giao tiếp với các phòng ban khác. Điều này có thể làm giảm sự đoàn kết của tổ chức.

>> Xem thêm: Tổng hợp khóa học, tài liệu Web3 miễn phí theo lộ trình cụ thể 

Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm (Product-Based Organizational Structure)

Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là hệ thống phân chia tổ chức dựa trên các dòng sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình phát triển, sản xuất và marketing của một sản phẩm cụ thể. Mô hình này chủ yếu phù hợp với các công ty lớn với hai hoặc nhiều dòng sản phẩm chính hay thị trường đa dạng.

so-dom-mo-hinh-co-cau-to-chuc-theo-san-pham

Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:

  • Tập trung vào sản phẩm: Các bộ phận tập trung sâu vào từng dòng sản phẩm, đội ngũ đa chức năng cùng phụ trách chung một sản phẩm có thể hợp tác hiệu quả hơn trong việc phát triển sản phẩm và đổi mới.
  • Hướng đến khách hàng: Công ty có thể tiếp cận khách hàng một cách chính xác nhờ việc điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu và sở thích cụ thể của từng nhóm khách hàng.
  • Phản ứng nhanh với thị trường: Có khả năng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường và khách hàng.
  • Quản lý kết quả: Dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của từng dòng sản phẩm.
  • Phân biệt thương hiệu: Các công ty có thể tạo ra những bản sắc thương hiệu riêng biệt cho từng dòng sản phẩm, phục vụ cho từng phân khúc thị trường.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:

  • Yêu cầu nguồn lực cao hơn để tạo và duy trì các bộ phận hoặc nhóm riêng biệt.
  • Doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng trùng lặp nguồn lực khi các bộ phận khác nhau cố gắng phát triển các dịch vụ mới.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực không đồng đều có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực cho những sản phẩm quan trọng, khó khăn trong việc định hướng chiến lược và cạnh tranh nội bộ giữa các nhóm sản phẩm.

Cơ cấu tổ chức theo dự án (Projectized Organization)

Cấu trúc tổ chức theo dự án là một mô hình tổ chức trong đó các dự án là trung tâm của mọi hoạt động. Trong cấu trúc này, mọi tài nguyên, bao gồm nhân lực, tài chính, và trang thiết bị, đều được tập trung vào các dự án cụ thể. Quản lý dự án là người có quyền lực lớn nhất trong việc ra quyết định và điều phối tài nguyên cho dự án. Thành viên trong nhóm dự án chỉ tập trung vào hoàn thành công việc của dự án. Khi dự án kết thúc, họ sẽ được phân công vào một dự án mới hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một Quản lý dự án khác.

co-cau-to-chuc-theo-du-an

Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức theo dự án

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo dự án:

  • Các thành viên dự án biết rõ ai là người chịu trách nhiệm, giảm thiểu xung đột quyền lực và trách nhiệm.
  • Dự án được đặt ở vị trí trung tâm, giúp tối ưu hóa sự chú ý và tài nguyên cho dự án đó.
  • Dễ dàng thích ứng và thay đổi theo yêu cầu của dự án vì quyền quyết định tập trung vào người quản lý dự án.
  • Tiết kiệm thời gian phản hồi và xử lý các vấn đề phát sinh.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo dự án:

  • Khó khăn trong việc quản lý và phân bổ tài nguyên giữa các dự án, đặc biệt khi có nhiều dự án diễn ra đồng thời.
  • Các dự án có thể xung đột về lợi ích và mục tiêu, gây khó khăn trong việc điều hành chung của tổ chức.
  • Đội ngũ nhân sự có thể thay đổi liên tục, gây khó khăn trong việc duy trì kiến thức và kinh nghiệm.

>> Xem thêm: SUI là gì? Tìm hiểu chi tiết về dự án SUI  

Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận (Matrix organizations)

Thông thường, cơ cấu ma trận kết hợp giữa cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hoặc dự án. Trong cơ cấu ma trận, mỗi nhân viên có hai hoặc nhiều người quản lý, một theo chức năng và một theo sản phẩm hoặc dự án. Điều này có nghĩa là nhân viên phải báo cáo cho cả hai cấp quản lý.

mo-hinh-co-cau-to-chuc-ma-tran

Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức ma trận

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức ma trận:

  • Mục tiêu rõ ràng: Thiết kế tổ chức ma trận có thể đảm bảo mục tiêu dự án rõ ràng hơn. 
  • Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Cấu trúc ma trận cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực vì các nhóm bao gồm các chuyên gia từ nhiều phòng ban khác nhau. Điều này làm dẫn đến việc triển khai các dự án và sản phẩm hiệu quả hơn.
  • Linh hoạt và đáp ứng nhanh: Tổ chức có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các nguồn lực và ưu tiên dự án hoặc sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường và yêu cầu của khách hàng.
  • Khuyến khích đổi mới: Với sự kết hợp của nhiều quan điểm và chuyên môn, cơ cấu ma trận có thể thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong việc phát triển sản phẩm và giải pháp.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức ma trận:

  • Xung đột quyền lực: Nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc quản lý các yêu cầu và ưu tiên từ nhiều người quản lý khác nhau, dẫn đến xung đột quyền lực và thiếu định hướng rõ ràng.
  • Tăng cường sự phức tạp: Cơ cấu ma trận có thể làm tăng độ phức tạp trong việc quản lý và tổ chức, dẫn đến việc thiếu rõ ràng trong trách nhiệm và sự giao tiếp.
  • Khó khăn trong việc đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của nhân viên có thể trở nên khó khăn khi họ phải báo cáo cho nhiều người quản lý và tham gia vào nhiều dự án hoặc sản phẩm khác nhau.

>>Tham gia: Cộng đồng blockchain Việt Nam- BW

Cơ cấu tổ chức phẳng (Flat Organization Structure)

Mô hình cơ cấu phẳng là hệ thống với ít hoặc không có tầng lớp quản lý trung gian giữa nhân viên và lãnh đạo. Có nghĩa là tất cả nhân viên thường có cùng quyền hạn, mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến và tham gia vào việc đưa ra quyết định. Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ thường chọn áp dụng cơ cấu tổ chức này. Với việc không có nhiều lớp quản lý giữa CEO và nhân viên, mọi người trong tổ chức sẽ có trách nhiệm lớn hơn với công việc của mình.

co-cau-to-chuc-phang

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phẳng

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức phẳng:

  • Tăng cường trách nhiệm: Với hệ thống cấp bậc tinh giản, nhân viên có thể cảm thấy mình có trách nhiệm hơn và có quyền quyết định trong công việc của mình. Điều này có thể làm tăng động lực và cảm giác tham gia của họ, đồng thời thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác và linh hoạt.
  • Quyết định nhanh chóng: Quy trình ra quyết định có thể diễn ra nhanh chóng hơn vì ít phải thông qua nhiều lớp quản lý. Điều này giúp tổ chức phản ứng nhanh hơn với thay đổi và cơ hội trên thị trường.
  • Giảm chi phí quản lý: Với mô hình đơn giản, ít cấp quản lý hơn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho các vị trí quản lý cấp trung và nguồn lực liên quan.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức phẳng:

  • Khó quản lý khi quy mô lớn: Cơ cấu tổ chức phẳng có thể gặp khó khăn khi tổ chức mở rộng quy mô. 
  • Thiếu sự chỉ đạo rõ ràng: Trong một tổ chức phẳng, có thể thiếu sự chỉ đạo và giám sát rõ ràng do ít lớp quản lý. Dẫn đến sự không rõ ràng trong trách nhiệm và mục tiêu công việc.
  • Khó khăn trong phát triển nghề nghiệp: Nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội thăng tiến do ít cấp bậc trong tổ chức. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và sự hài lòng của nhân viên.

>> Xem thêm: Blockchain Talk – Tiềm năng phát triển nền kinh tế phi tập trung | Nguyễn Thế Cường – CEO Vconomics 

Mô hình cơ cấu tổ chức phân quyền (Hierarchical organisational)

Mô hình cơ cấu tổ chức phân quyền là một hệ thống trong đó quyền hạn và trách nhiệm được phân chia từ cấp cao nhất xuống các cấp thấp hơn trong tổ chức. Trong đó, mỗi cấp quản lý có ranh giới trách nhiệm và kiểm soát rõ ràng. Khi tổ chức phát triển, số cấp độ tăng lên và cơ cấu ngày càng cao và rộng hơn.

mo-hinh-co-cau-to-chuc-phan-quyen

Mô hình cơ cấu tổ chức phân quyền

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức phân quyền:

  • Rõ ràng trong quản lý và phạm vi công việc: Mỗi cấp bậc và vị trí có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể, giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình và dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.
  • Dễ dàng quản lý: Quản lý cấp trên có thể dễ dàng giám sát và điều chỉnh hoạt động của nhân viên cấp dưới.
  • Quy trình rõ ràng: Các quyết định được đưa ra theo thứ tự từ trên xuống dưới, giúp quy trình ra quyết định trở nên minh bạch và có trật tự.
  • Lộ trình thăng tiến rõ ràng: Cơ cấu phân quyền tạo ra các lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, giúp họ định hướng và phát triển sự nghiệp trong tổ chức, nâng cao động lực làm việc.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức phân quyền: 

  • Mô hình này khá cứng nhắc và khó thay đổi, làm giảm khả năng thích ứng nhanh chóng với thị trường. 
  • Duy trì nhiều cấp bậc quản lý có thể tăng chi phí vận hành, do cần nhiều nhân sự quản lý và các nguồn lực hỗ trợ liên quan.
  • Khoảng cách giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp dưới có thể làm giảm sự gắn kết.

Mô hình cơ cấu tổ chức theo vùng địa lý (Geographic Organizational Structure)

Mô hình cơ cấu tổ chức theo vùng địa lý là một loại cấu trúc tổ chức trong đó công ty được phân chia thành các khu vực hoặc vùng địa lý khác nhau. Mỗi khu vực này có một đội ngũ quản lý và nhân viên riêng biệt, chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh trong khu vực đó.

mo-hinh-co-cau-to-chuc-theo-vung-dia-ly

Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo vùng địa lý

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo vùng địa lý:

  • Tổ chức có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với các thay đổi trong thị trường đó, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Mỗi khu vực có thể điều chỉnh các hoạt động, chiến lược, và dịch vụ sao cho phù hợp với văn hóa, thị hiếu, và nhu cầu cụ thể của khách hàng của từng vùng.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức theo vùng địa lý:

  • Có thể dẫn đến thiếu nhất quán trong chính sách, quy trình và tiêu chuẩn giữa các khu vực.
  • Duy trì các bộ phận quản lý và cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực dẫn đến tăng chi phí vận hành của tổ chức.
  • Khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát các hoạt động ở nhiều khu vực.
  • Nguồn lực có thể bị phân tán không đồng đều giữa các khu vực, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực ở một số nơi và lãng phí ở những nơi khác.

>> Xem thêm:  Tổng quan tình hình blockchain developer thế giới trong 2023 

Mô hình cơ cấu tổ chức nào phổ biến với công ty lĩnh vực web3?

Các công ty công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain – web3 đối mặt với nhiều thách thức và yêu cầu đặc thù để đáp ứng chuyên môn và thị trường. Ngành Web3 đòi hỏi sự linh hoạt, thích ứng nhanh với công nghệ mới và sự thay đổi liên tục của thị trường. Các đội ngũ làm việc trong lĩnh vực Web3 thường phân tán trên toàn cầu, đòi hỏi các công cụ và phương pháp quản lý khác biệt. Doanh nghiệp Web3 thường phát triển rất nhanh, đòi hỏi mô hình tổ chức phải linh hoạt để thích ứng với quy mô và cấu trúc mới.

Dựa trên mục tiêu phát triển, quy mô-giai đoạn phát triển, văn hoá công ty, năng lực quản lý và vận hành của đội ngũ, 4 mô hình cơ cấu tổ chức dưới đây thường được áp dụng phổ biến và phù hợp với doanh nghiệp Web3:

  • Mô hình ma trận (Matrix organization): Kết hợp cả cấu trúc chức năng và cấu trúc theo dự án, cho phép doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của dự án.
  • Mô hình tự tổ chức (Self-organizing organization): Khuyến khích nhân viên tự quản lý công việc của mình, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách độc lập.
  • Mô hình mạng lưới (Network organization): Tập trung vào việc tạo ra các mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân và nhóm làm việc, tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin và ý tưởng nhanh chóng.
  • Mô hình tổ chức phẳng (Flat organization): Giảm thiểu các cấp quản lý, tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và khuyến khích sự sáng tạo.

Doanh nghiệp có thể tổ chức kết hợp các mô hình khác nhau để tối ưu ưu điểm và hiệu quả với đội nhóm và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Vd:

Các startup Web3 giai đoạn đầu: Thường áp dụng mô hình mạng lưới hoặc mô hình tự tổ chức để tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

Các doanh nghiệp Web3 đã thành lập: Có thể kết hợp mô hình ma trận và mô hình mạng lưới để đảm bảo sự cân bằng giữa sự ổn định và linh hoạt.

>>Xem thêm: Tổng quan thị trường web3

Kết luận

Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Blockchain, và Web3, việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy sự sáng tạo. Tầm quan trọng của việc tổ chức đội nhóm và tuyển dụng thành viên phù hợp không thể được xem nhẹ, vì nó quyết định sự thành công của dự án và sự phát triển bền vững của công ty. Hiểu được điều này, BlockchainWork tiên phong trong việc phát triển nghề nghiệp và cộng đồng Blockchain tại Việt Nam. Mang đến các giải pháp tuyển dụng chuyên biệt cho ngành Blockchain – Web3, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và xây dựng đội ngũ nhân tài mạnh mẽ, góp phần tạo nên một hệ sinh thái công nghệ bền vững.

BlockchainWork tổng hợp

—-
BlockchainWork – Đơn vị tiên phong phát triển cộng đồng nghề nghiệp blockchain tại Việt Nam
Liên hệ hợp tác phát triển cộng đồng và nguồn nhân lực blockchain – web3:

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Việc làm blockchain - web3

(HCM - Full Time) Bridge System Engineer - All Level

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Senior Embedded Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(REMOTE - Full Time) Senior .NET Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) UA Performance (Gamota)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) Learning And Development Specialist

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Manual Tester

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Lên đến 20 triệu đồng

(HCM - Full Time) Junior/Senior QC Engineer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Junior Mobile Developer - Chuyên Viên Lập Trình Viên App Mobile

Hạn ứng tuyển 14/10/2024
Mức lương: 10 - 25 triệu đồng

(HCM) Chuyên Viên Đối Ngoại

Hạn ứng tuyển 14/10/2024
Mức lương: 18 - 30 triệu đồng

(HCM) Sale Marketing Leader (Ca Chiều)

Hạn ứng tuyển 14/10/2024
Mức lương: Lên đến 40 triệu đồng

(HCM) Chuyên Viên Kinh Doanh

Hạn ứng tuyển 14/10/2024
Mức lương: 15 - 25 triệu đồng

(Hà Nội - Full Time) Public Relations Specialist

Hạn ứng tuyển 14/09/2024
Mức lương: 20 - 25 triệu đồng

(Hà Nội - Full Time) Community Manager (from 6 Months Of Experience)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 9 - 15 triệu đồng

(Hà Nội - Full Time) Support Dự Án (Fresher)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 8 - 12 triệu đồng

(HCM - Fulltime) Senior Event Planner

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 15 - 25 triệu đồng

(HCM - Full Time) Marketing Coordinator

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 15 - 22 triệu đồng

(Hà Nội) Junior Back-end Developer (Blockchain & Crypto)

Hạn ứng tuyển 30/10/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) Business Analyst (Blockchain & Crypto)

Hạn ứng tuyển 14/10/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Parttime) Seeding/Shilling

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Từ 4 triệu đồng

(HCM - Full Time) Sales Executive

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận