Tất tần tật về dự án tiền điện tử Polkadot

Tất tần tật về dự án tiền điện tử Polkadot

Các dự án blockchain trong những năm gần đây dường như ít tập trung hơn vào ứng dụng cụ thể mà dần chuyển hướng sang tập trung nhiều hơn vào các cải tiến liên quan đến cơ sở hạ tầng chung. Trước sự chuyển hướng này, Polkadot cũng là một thành viên có ảnh hưởng quan trọng đối với hệ sinh thái blockchain. Bởi nó được cho là một trong những dự án thành công nhất, một mắt xích không thể thiếu của việc cải thiện thành công công nghệ cơ bản hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApps). Để hiểu thêm về Polkadot thì hãy cùng BlockchainWork theo dõi tiếp bài viết tất tần tật về Polkadot (DOT) và cách mà nó hoạt động như thế nào.

Polkadot là gì? Ai đã tạo ra Polkadot?

Polkadot là một dự án tiền điện tử sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần Nominated Proof of Stake (PoS) kết nối với các chuỗi khối, cho phép gửi các giá trị và dữ liệu qua các mạng không tương thích với nhau như Bitcoin và Ethereum. Có thể ví Polkadot như một “con lai” bởi nó giống các thế hệ tiền điện tử sau này của Bitcoin, vừa là một token có thể được dùng để mua bán trên các sàn giao dịch tiền điện tử.

Tat-tan-tat-ve-PolkadotTất tần tật về Polkadot

Giao thức polkadot được thiết kế để cho phép các chuỗi khối không liên quan giao tiếp với nhau một cách an toàn. Hay nói đơn giản thì giao thức Polkadot cố gắng phá vỡ các rào cản giữa các hệ sinh thái blockchain khác nhau có thể giao tiếp trực tiếp mà không cần qua bên trung gian nào. Nó có thể được coi là một mạng lưới gồm nhiều mạng, cho phép các khối tương tác lẫn nhau. Do đó các thông tin từ các chuỗi khối Ethereum vẫn có thể lưu chuyển đến bitcoin mà không gặp bất kỳ trở ngại hay thất thoát dữ liệu. Polkadot được thiết kế để sở hữu tốc độ vượt trội và khả năng mở rộng cao. Bằng việc sử dụng nhiều chuỗi khối song song với nhau (parachains) nhằm mục đích giúp loại bỏ phần lớn việc xử lý nhiều dẫn đến quá tải của chuỗi khối chính.

>>Xem thêm: CBDC là gì? Tổng quan về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương

Người tạo ra Polkadot bao gồm một nhóm tổ chức, trong đó có Gavin Wood, là cha đẻ đồng sáng lập ra nền tảng điện toán Ethereum. Bên cạnh đó, ông là người đã đặt ra thuật ngữ web3 – một thuật ngữ được phổ biến từ năm 2014 cho đến ngày nay. Wood đã xuất bản white paper (sách trắng) cho giao thức Polkadot vào năm 2016. Ngay sau 1 năm, quỹ web3 cũng được họ cho ra đời. Sau đó, tổ chức này đã tiến hành huy động vốn và họ đã kêu gọi được 145 triệu đô la để tiếp tục phát triển dự án giao thức Polkadot bằng cách bán mã DOT.

Đồng polkadot (DOT) là gì?

DOT là một đồng tiền trên chuỗi khối Polkadot. Điểm đặc biệt ở đây là người xác thực và người đề cử có thể khóa DOT của họ trên chuối chính (relay chain). Điều này giúp rõ ràng và dễ dàng xác thực giao dịch và phần thưởng DOT mà họ được nhận. Mặt khác, người sở hữu DOT có thể dùng tiền của họ để bỏ phiếu cho các đề xuất chuỗi khối hay các cuộc đấu giá parachain. Đồng thời, DOT cũng được sử dụng để trả phí gas khi người dùng tương tác với hệ sinh thái Polkadot. Chính vì vậy, giá của DOT sẽ được tích lũy cùng lúc với giá trị của hoạt động và ứng dụng trên chuỗi khối Polkadot về mặt lý thuyết. 

Xuất phát điểm ban đầu, nguồn cung DOT hiện đang có là 10 triệu điểm coin, nhưng vào năm 2020 thì cộng đồng Polkadot đã bỏ phiếu bầu để tăng nguồn cung này lên, đạt đến mức tối đa là 1 tỷ coin. Dù xuất hiện và ra mắt công chúng trên thế giới không lâu nhưng phần lớn các sàn giao dịch đều cung cấp giao dịch về đồng DOT. Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch và giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) và ví điện tử cũng cung cấp dịch vụ lưu trữ DOT dài hạn.

>>Tham gia ngay: Cộng đồng Blockchain Việt Nam – BW

Polkadot hoạt động như thế nào?

co-che-hoat-dong-cua-polkadot

Như đã đề cập qua ở phần khái niệm của Polkadot. Tốc độ cao, khả năng mở rộng cao, bảo mật tốt là những yếu tố tạo nên uy tín của Polkadot đối với các nhà đầu tư. Nó là giải pháp vàng cho các vấn đề về chuyển truyền dữ liệu, giá trị của nhiều nền tảng công nghệ khác nhau. Polkadot có cấu trúc chuỗi khối kép bao gồm chuỗi chính (relay chain) và chuỗi song song (parachain) sẽ được giải thích rõ dưới đây:

  • Relay chain: Đúng với tên gọi của nó, đây là một chuỗi khối trung tâm sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS) trên Polkadot. Nơi mà những người dùng xác thực lưu giữ đồng DOT của mình để ghi nhận lại các giao dịch đã được thực hiện. Họ nhận được phần thưởng là DOT cho mỗi khối mới mà mình đã đóng góp vào cho chuỗi chính. Chuỗi chính cũng là nơi ghi lại tất cả đề xuất quản trị chuỗi khối quan trọng trong toàn bộ mạng lưới. Điều kiện để có thể trở thành người xác nhận chuỗi khối Polkadot là bạn cần có ít nhất 5.000 DOT và tuân thủ đúng quy định mà web3 foundation đề ra. Và để duy trì việc tuân thủ các quy tắc đó quả thật không phải là điều dễ dàng và thoải mái cho cá nhân giữ chức vụ là người xác thực. Chỉ với việc chi ra ít nhất 10 DOT, bạn có thể trao quyền tạm thời cho một nhóm người đảm nhận việc xác thực đó thay bạn.
  • Parachain: Là các ứng dụng phi tập trung (dApps) thuộc hệ sinh thái Polkadot. Cũng tương tự như Ethereum, các nhà phát triển đã xây dựng các ứng dụng web3 của họ dưới dạng chuỗi song song trên chuỗi chính của Polkadot. Các chuỗi song song này liên kết trực tiếp với chuỗi chính của Polkadot nhưng tất cả chúng đều có cho mình quyền tự chủ. Thậm chỉ quyền tự chủ của các chuỗi song song này cao đến mức có thể tạo ra các tính năng, token hay ứng dụng mới hơn so với các dụng phi tập trung đã có đang sử dụng hợp đồng thông minh như ethereum. Tuy nhiên, số lượng chuỗi song song được xây dựng trên Polkadot bị giới hạn và hiện ước tính có khoảng 100 vị trí chuỗi song song cho các nhà phát triển web3.
  • Parathreads: Parathreads là một loại parachain trong Polkadot, nhưng thay vì thuê một slot cố định trên Relaychain, các parathreads chỉ cần trả phí để tham gia vào mạng lưới trên cơ sở từng khối. Điều này giúp giảm chi phí và giảm bớt rào cản gia nhập cho các dự án muốn sử dụng cơ sở hạ tầng của Polkadot. Parathreads sử dụng một cơ chế đấu giá để xác định số lượng parathreads nào có thể tham gia vào mạng lưới trong mỗi khối. Các parathreads tham gia đấu giá bằng cách đặt cược DOT. Số lượng DOT đặt cược càng cao thì khả năng parathread đó được chọn tham gia càng cao.
  • Substrate: Không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các nhược điểm về kỹ thuật, Substrate của Polkadot có nhiều lợi ích hơn như vậy. Là một phần quan trọng trong dịch vụ các dự án và có ảnh hưởng cũng như tác động nhất định đến sự phát triển của ngành. Substrate được thiết kế dựa trên các nguyên tắc bảo mật tốt nhất để đảm bảo rằng blockchain của bạn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công. Mặt khác, Substrate vẫn cho phép các nhà phát triển tùy chỉnh blockchain của họ theo nhu cầu cụ thể của họ.
  • Bridges: Đúng với tên gọi của nó, đây là một thành phần đóng vai trò là cầu nối cho sự tương tác giữa hệ sinh thái Polkadot và các giao thức blockchain khác bên ngoài như ethereum, bitcoin. Bridges cho phép di chuyển các token và dữ liệu một cách an toàn, đảm bảo tính nguyên vẹn khi thông tin được truyền đến đầu tiếp nhận phía bên kia.

Tranh cãi xoay quanh giao thức Polkadot

Mặc dù thu hút được đông đảo sự tin tưởng từ cộng đồng công nghệ blockchain nhưng nền tảng Polkadot vẫn nhận được không ít phản hồi chưa tốt từ các cá nhân trong lĩnh vực. Chính thức ra mắt vào tháng 5/2020, tính đến thời điểm hiện tại thì Polkadot chỉ mới có mặt trong thị trường công nghệ vỏn vẹn 4 năm nên ít nhiều nó vẫn tồn tại nhiều lỗi và lỗ hổng về mặt bảo mật. Được thừa hưởng một phần bảo mật từ công nghệ blockchain nhưng khi chúng ta sử dụng tính năng Sharding để mở rộng thì dữ liệu bị phân mảnh trong quá trình đó để lộ thông tin mật. Chính điều này đã khiến cho dự án này được các nhà đầu tư quan ngại, lo lắng về việc thất thoát dữ liệu và thông tin bị lộ ra ngoài.

Bên cạnh đó, giá thuê slot parachain cũng không hề thấp vì việc này được thực hiện bằng cách đấu giá kèm với sự khó khăn cho người dùng khi Polkadot sử dụng XCMP, parachain,… để vận hành giao thức. Với những ý kiến trái chiều nêu trên về dự án sẽ là yếu tố bổ sung, đáng cân nhắc cho quyết định sử dụng Polkadot của các nhà phát triển và người dùng trong lĩnh vực công nghệ.

Kết luận

Polkadot là một dự án nhỏ trong hệ sinh thái blockchain rộng lớn và có một ưu điểm khá ấn tượng là chuỗi song song được dùng để kết nối các chuỗi khối không liên quan với nhau. Tương lai của Polkadot có thể nói là rất tươi sáng với nhiều ứng dụng, dự án tiếp tục được phát triển dựa trên cơ sở chuỗi song song của nó. Vì vậy, Polkadot rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài và lan rộng của công nghệ blockchain. Nếu bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những kiến thức mới về dự án Polkadot, cách thức hoạt động của các dự án blockchain và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thì hãy thường xuyên theo dõi BlockchainWork để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết hay nào nhé.

BlockchainWork tổng hợp

** Đây không phải là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị chiến lược đầu tư hay nội dung quảng cáo được tài trợ. Vui lòng tham khảo Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi và sử dụng thông tin phù hợp.

>>Có thể bạn quan tâm: 

Top 6 Blockchain Applications in Vietnam

Phạm Ngân 05/01/2025

Blockchain has become a promising technology in many fields in Vietnam, especially in education, health, entertainment, manufacturing, state administration and banking. In particular, blockchain is not simply a data storage technology but also a means to verify and…

Việc làm blockchain - web3

(Hà Nội) Middle - Senior Golang Developer (Gamota)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Backend Developer (NodeJS/JavaScript)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(REMOTE) Senior Business Development Manager

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Junior Graphic Designer (up To 20M)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Lên đến 20 triệu đồng

(Hà Nội) IOS Developer

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 8 - 25 triệu đồng

(Hà Nội) 3D Modeler (Game)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 8 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Test Leader

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 20 - 30 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Mobile Developer (iOS/Android)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Lên đến 4000 USD

(REMOTE) Technical VA

Hạn ứng tuyển 30/03/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Business Development Agency (Salary: 15-20M)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(Hà Nội/Đà Nẵng/HCM) Product Owner

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Junior Social Marketing Game (Gamota)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Business Analyst Manager

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Test Leader

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(REMOTE) Tech Lead

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Backend Developer (NodeJS/JavaScript)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Trưởng Phòng Pháp Chế

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior NodeJS Developer

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 2000 - 4000 USD

(Hà Nội) Loyalty Specialist (Gamota)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) PQA Leader/Manager

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 35 - 40 triệu đồng