Tất tần tật về dự án blockchain Cosmos (ATOM)

Tất tần tật về dự án blockchain Cosmos (ATOM)

Cosmos – thuộc hệ sinh thái chuỗi khối phi tập trung dự án blockchain đã trở thành một trong những nền tảng được các cá nhân, doanh nghiệp dành sự chú ý quan tâm. Bên cạnh đó, Cosmos là một “anh lớn” trong blockchain khi chứa nhiều layer 1 bên trong nó. Vậy Cosmos là gì? Đặc điểm nổi bật của Cosmos và cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Đồng ATOM là gì? Hãy cùng BlockchainWork theo dõi tiếp bài viết “Tìm hiểu tất tần tật về dự án blockchain Cosmos (ATOM)” dưới đây để hiểu hơn về nền tảng này nhé.

Cosmos là gì?

Là một blockchain platform (blockchain nền tảng) độc lập với mạng lưới phi tập trung trong đó có hàng trăm chuỗi khối khác nhau được liên kết song song. Chính các chuỗi liên kết song song trong các layer này đã giúp blockchain về khả năng mở rộng và tính hữu dụng trong truyền đạt dữ liệu. Trước Cosmos, hầu hết các blockchain gặp phải vấn đề nan giải là chúng bị cô lập và không thể giao tiếp, truyền thông tin với nhau, mỗi lần chỉ có thể thực hiện được số lượng nhỏ giao dịch. Nhưng từ khi nền tảng Cosmos xuất hiện, vấn đề khó truyền tải thông tin giữa các chuỗi khối dường như đã biến mất.

Tat-tan-tat-ve-du-an-blockchain-Cosmos-ATOMTất tần tật về dự án blockchain Cosmos (ATOM)

Với ý tưởng “Internet of blockchain” các chuỗi khối trong Cosmos được xây dựng trên công nghệ Cosmos nguồn mở, cung cấp thông qua công cụ phát triển phần mềm. Ngoài ra, Cosmos có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà phát triển dự án về việc xây dựng hệ sinh thái blockchain cho các ứng dụng mà không cần tạo hợp đồng thông minh trên chain của bất kỳ ai. Thay vì ưu tiên mạng riêng, Cosmos sẽ tạo ra một không gian các mạng lưới có thể chia sẻ và không có bên nào nắm quyền điều phối kiểm soát hoạt động. Tiếp sau đó, mỗi blockchain độc lập được tạo trong Cosmos (được gọi là zones) sẽ được liên kết với Cosmos hub (một chuỗi khối PoS) chạy trên nền tảng tiền điện tử ATOM gốc. Những người tham gia muốn duy trì kết nối về trạng thái phát triển của Cosmos đều có thể theo dõi liên tục lộ trình thông qua trang web riêng. Chính điều này đã làm cho Cosmos trở nên đặc biệt hơn so với những dự án khác trong mắt các nhà đầu tư. 

>>Tham gia ngay: Cộng đồng Blockchain Việt Nam – BW

Nền tảng Cosmos được ra đời bởi Interchain Foundation (ICF) – một tổ chức phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ đã là nhà tài trợ tất cả cho dự án blockchain mã nguồn mở, đây là nơi khai sinh, phát triển ra nền tảng Cosmos ngày nay. Chính hai nhà phát triển là Jae Kwon và Ethan Buchman đã đồng sáng lập ra cosmos vào năm 2014. Và 5 năm sau đó, chính hai nhà phát triển đã cùng viết sách trắng (white paper) cho Cosmos vào năm 2019. Cùng thời điểm Tendermint được tạo ra, thuật toán đồng thuận (consensus) tiếp tục hỗ trợ cho sự vận hành của Cosmos.

Cosmos hoạt động như thế nào?

Nền tảng Cosmos là một layer 0 có chứa rất nhiều layer 1 ở trên nó và theo thiết kế của mô hình “Internet of blockchain” thì Cosmos giúp phát triển dApps từ đó tính phi tập trung, khả năng tương tác, khả năng liên kết mở rộng ra trong toàn bộ hệ sinh thái. Để có thể thực hiện được điều đó, Cosmos đã vận hành bộ công cụ:

  • Tendermint: Là một công cụ được tích hợp sẵn có trong nền tảng Cosmos khi dự án blockchain này được phát triển. Vì vậy nó được xem là một phần của mạng lưới, nhờ có Tendermint mà người dùng không cần phải dành thời gian để viết mã lại từ đầu. Mặt khác, trong tendermint còn có hệ thống đồng thuận (tendermint core) và giao diện ứng dụng là Application Blockchain Interface (ABCI). Chúng được dùng để triển phân tích các tầng dữ liệu và thực hiện cơ chế đồng thuận, tối ưu hóa quá trình xây dựng và cung cấp các bộ động cơ có tính thích cao.
  • Cosmos SDK: Nếu nói tendermint là công cụ để xây dựng hệ sinh thái trong Cosmos thì SDK là một thành phần để xúc tiến quá trình xây dựng đó bằng cách sử dụng thuật toán đồng thuận. SDK hỗ trợ giảm thiểu vấn đề phức tạp bằng cách cung cấp chức năng phổ biến nhất có trong blockchain (bao gồm: quản trị, token, staking). Người tham gia có thể tạo các plugin để thêm vào bất kỳ tính năng nào mà họ muốn một cách dễ dàng và linh hoạt. 
  • Giao thức truyền thông chuỗi khối (IBC): IBC là viết tắt của cụm từ “Inter – Blockchain Communication Protocol, đây là một giao thức với khả năng tạo tương tác giữa các blockchain khác nhau trong nền tảng Cosmos. Khi một zone được kết nối với Cosmos trung tâm, zone đó có thể tương tác tự do với những vùng khác cũng được kết nối ở trung tâm. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố có trong Cosmos như: các chuỗi khối với các ứng dụng, trình xác nhận và cơ chế đồng thuận khác nhau vẫn trao đổi, ci chuyển an toàn dữ liệu giữa các zone.

>>Xem thêm: Giải pháp nào cho khả năng mở rộng blockchain (scalability)?

ATOM là gì?

Cũng tương tự như các nền tảng khác, Cosmos cũng có đồng gốc của riêng mình, đó là ATOM. Tổ chức phi lợi nhuận Interchain đã tổ chức đợt chào bán tiền xu ban đầu (ICO) trong hai tuần cho mã thông báo ATOM vào năm 2017 và thu về được 17 triệu đô la tại thời điểm đó. Những người tham gia mạng có thể đặt cược ATOM hoặc kiếm phần thưởng và có khả năng trở thành người xác thực. Trình xác thực cung cấp năng lượng cho chuỗi khối và bỏ phiếu cho các thay đổi. Nếu chi trả ATOM nhiều thì quyền biểu quyết của người xác nhận càng cao. Người dùng có thể ủy quyền mã thông báo của họ cho người xác thực, thúc đẩy hiệu suất trung thực. Họ có thể chuyển đổi giữa các trình xác nhận, tùy thuộc vào sở thích bỏ phiếu của họ, mang lại sự linh hoạt.

Ưu điểm của dự án

  • Khả năng mở rộng: Tốc độ xử lý giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một blockchain. Cosmos sử dụng thuật toán đồng thuận Tendermint, là một thuật toán đồng thuận được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tendermint sử dụng một cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT), cho phép các blockchain đạt được sự đồng thuận mà không cần phải tin tưởng lẫn nhau. Do đó, Cosmos có khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng blockchain quy mô lớn.
  • Tương tác: Đây là thách thức lớn nhất của blockchain. Cosmos sử dụng giao thức IBC để kết nối các blockchain khác nhau, cho phép các blockchain trao đổi dữ liệu và tài sản với nhau một cách an toàn và hiệu quả. Giúp giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của blockchain, và mở ra nhiều khả năng mới cho các ứng dụng blockchain.
  • Tùy biến: Một lợi thế đặc biệt của Cosmos là khả năng tùy biến. Cosmos sử dụng SDK Cosmos, là một bộ công cụ và tài nguyên phong phú giúp các nhà phát triển xây dựng các blockchain tùy chỉnh. Điều này cho phép các nhà phát triển tạo ra các blockchain đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ, chẳng hạn như các blockchain dành riêng cho các ứng dụng DeFi, NFT, gaming,…

Nhược điểm của dự án

  • Sự cạnh tranh: Cosmos sử dụng thuật toán đồng thuận Tendermint, là một thuật toán đồng thuận PoS (Proof-of-Stake). Điều này có nghĩa là các Validator cần phải stake một lượng coin nhất định để có thể tham gia xác thực giao dịch. Tuy nhiên, việc trở thành Validator không dễ dàng, bởi vì người dùng cần phải có một lượng coin lớn để stake. Điều này có thể dẫn đến việc tập trung hóa quyền lực trong tay một số người dùng có nhiều coin.
  • Phụ thuộc nền tảng blockchain: Thành công của Cosmos dựa trên khả năng tích hợp của các blockchain với Cosmos vào kiến trúc hiện có. Nếu các blockchain hiện tại không sẵn sàng tích hợp với Cosmos, thì Cosmos sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng và ứng dụng. Cosmos sử dụng giao thức IBC để kết nối các blockchain khác nhau. Tuy nhiên, việc tích hợp giao thức IBC vào các blockchain hiện tại là một quá trình phức tạp. Nếu các blockchain hiện tại không sẵn sàng tích hợp với Cosmos, thì Cosmos sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng và ứng dụng.

Kết luận

Nền tảng Cosmos đã và đang rất thành công trong việc thu hút được sự chú ý càng nhiều của các tín đồ trong giới công nghệ nói chung và đầu tư nói riêng. Bởi Cosmos dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc truyền tải thông tin dữ liệu, án toàn, đáng tin cậy của các blockchain khác nhau. Mặt khác, Cosmos là hệ sinh thái layer 0 có chứa rất nhiều layer 1 phía trên, kết hợp với khả năng dễ sử dụng, dễ mở rộng nên Cosmos được dự đoán có thể trở thành nền tảng tiên phong trong các dự án blockchain trong tương lai. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn kiến thức tổng quan về Cosmos, cách thức cosmos hoạt động và đồng ATOM của nó. Hãy thường xuyên truy cập vào trang web của BlockchainWork để không bỏ lỡ các chủ đề mới nhất về lĩnh vực công nghệ blockchain nhé!

BlockchainWork tổng hợp

>>Có thể bạn quan tâm:

Nhân vật Adam Back – CEO của Blockstream

Vương Thảo 17/04/2024

Adam Back là một nhà khoa học máy tính và chuyên gia về mật mã số học người Anh. Ông nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực mật mã và công nghệ blockchain. Ông…

Nhân vật Roger Ver – Nhà sáng lập Bitcoin.com

Vương Thảo 17/04/2024

Roger Ver, thường được biết đến với biệt danh “Bitcoin Jesus”, là một trong những nhà đầu tư ban đầu vào Bitcoin và các doanh nghiệp liên quan đến Bitcoin. Ông đã từng quảng bá mạnh mẽ cho…

Việc làm blockchain - web3

[HCM - Fulltime] Senior Fullstack Developer

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 40 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Developer (Middle - Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 18 - 35 triệu đồng

[HN - Fulltime] Business Development Blockchain

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Host Tik Tok

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Marketing Executive

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 13 - 17 triệu đồng

[HCM- Fulltime] Mobile Engineer (Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM - Fulltime] Web3 Growth Manager

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 25 - 30 triệu đồng

[HCM] Helix Mesh Tuyển Dụng Marketing Manager 2024

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 27 - 30 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Business Development

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 650 - 1000 USD

[HN - Fulltime] Business Development

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 20 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Business Development (BD)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 9 - 20 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Digital Marketing Game (Intern/Fresher/Junior)

Hạn ứng tuyển 29/05/2024
Mức lương: 6 - 20 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Umbala Labs_Tech Talent Acquisition Specialist

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Tester/QC (Junior/Senior-6 Months Contract) Upto 1500

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM- Fulltime] Umbala Labs_Community Specialist

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM - Fulltime] Investment Analyst

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 15 - 18 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Web3 Marketing Leader

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 20 - 30 triệu đồng

[HN - Fulltime] Business Development Intern

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 4 - 5 triệu đồng

[REMOTE - Fulltime] Internal Communication And Operations Manager

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 20 - 30 triệu đồng

[HN - Fulltime] Content Marketing Crypto

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận