Điều gì tạo nên cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin?

Điều gì tạo nên cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin?

Chính nhờ cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin so với các loại tiền tệ khác trên thị trường đã tạo nên sự quan tâm rất lớn từ các chuyên gia, nhà đầu tư,… đến các loại tiền ảo và blockchain kể từ thời điểm ra mắt (2008). Đến thời điểm hiện tại, bất chấp những tai tiếng trên thị trường, bitcoin vẫn phát triển mạnh mẽ và có sự tăng trưởng đáng chú ý. Tuy vậy, bitcoin vẫn được xem là một sản phẩm mới, độ phổ biến chưa thực sự cao đối với đại chúng.

Vậy liệu bạn đã thực sự hiểu bitcoin là gì chưa? Điều gì tạo nên cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin? Nếu bạn vẫn còn đang cảm thấy chưa rõ ràng, hãy cùng BlockchainWork tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Bitcoin là gì? Giải thích bitcoin dễ hiểu

Bitcoin là gì?

Bitcoin (BTC) được xem như một loại tiền mã hóa hay tiền điện tử, đây là loại tiền phi tập trung, chúng được thiết kế để hoạt động như tiền mặt, cho phép thực hiện trao đổi, mua, bán, tuy nhiên những giao dịch của chúng sẽ không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào.

Các giao dịch bitcoin rất khó để thay đổi hoặc bị làm giả, bởi vì bản chất phi tập trung của nó. Nó không được quản lý bởi bất kỳ một bên bên thứ ba nào, tất cả giao dịch bitcoin đều được lưu trữ trên một sổ cái công khai (public ledger), tất cả mọi người đều có thể truy cập và kiểm tra các giao dịch.

Nguồn bitcoin trên thị trường bị giới ở mức 21 triệu đồng xu, hiện nay chỉ có khoảng 19 triệu đồng xu đang lưu hành (theo Forbes).

Lich-su-va-qua-trinh-phat-trien-bitcoin

Bitcoin (BTC) được xem như một loại tiền mã hóa hay tiền điện tử

Cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin

Bitcoin được xây dựng trên một bản ghi kỹ thuật số phân tán được gọi là blockchain (chuỗi khối). Đúng như tên gọi, blockchain là một khối dữ liệu được liên kết, được tạo thành từ các đơn vị gọi là khối chứa thông tin về từng giao dịch, bao gồm ngày và giờ, tổng giá trị, người mua và người bán cũng như mã nhận dạng duy nhất cho mỗi trao đổi. Các mục nhập được xâu chuỗi lại với nhau theo thứ tự thời gian, tạo ra một chuỗi khối kỹ thuật số.

Stacey Harris, chuyên gia tư vấn cho Pelicoin, một mạng lưới ATM tiền điện tử cho biết: “Khi một khối được thêm vào blockchain, bất kỳ ai muốn xem nó đều có thể truy cập được, chúng hoạt động như một sổ cái công khai về các giao dịch tiền điện tử”.

Blockchain được phân cấp, có nghĩa là nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức nào. Buchi Okoro, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của sàn giao dịch tiền điện tử châu Phi Quidax cho biết: “Nó giống như một Google Doc mà bất kỳ ai cũng có thể làm việc được. “Không ai sở hữu nó, nhưng bất kỳ ai có liên kết đều có thể đóng góp cho nó. Và khi những người khác cập nhật nó, bản sao của bạn cũng được cập nhật.”

Mặc dù ý tưởng rằng bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa blockchain nghe có vẻ rủi ro, nhưng đó thực sự là điều khiến bitcoin trở nên đáng tin cậy và an toàn. Để một khối giao dịch được thêm vào blockchain bitcoin, nó phải được xác minh bởi phần lớn tất cả những người nắm giữ bitcoin (được gọi là cơ chế đồng thuận) và các mã duy nhất được sử dụng để nhận dạng ví và giao dịch của người dùng phải tuân theo mẫu mã hóa phù hợp.

Các mã này dài và là các số ngẫu nhiên nên rất khó tạo ra chúng một cách gian lận. Mức độ ngẫu nhiên thống kê trong mã xác minh blockchain là điều cần thiết cho mọi giao dịch, nó giúp giảm đáng kể rủi ro gian lận trong việc thực hiện các giao dịch.

>> Xem thêm: Phân biệt giữa Bitcoin và Ethereum

Cơ chế đồng thuận trong bitcoin

Cơ chế hoạt động khác biệt của Bitcoin

Cơ chế đồng thuận trong bitcoin

Tiền điện tử như bitcoin đang sử dụng cơ chế đồng thuận để xác nhận giao dịch và sản xuất khối mới thêm vào chuỗi.

Cơ chế đồng thuận là gì? Nó là một cơ chế mà những người tham gia (node) cạnh tranh để giải các bài toán phức tạp nhằm xác thực các giao dịch và thêm chúng vào blockchain. Người chiến thắng trong cuộc thi được thưởng bằng những loại tiền điện tử phù hợp.

Với Bitcoin, chúng sử dụng cơ chế đồng thuận là Proof of Work (bằng chứng công việc). Đối với cơ chế này, các node sẽ cạnh tranh với nhau để để giải các bài toán và tạo ra mã hash dựa vào việc sử dụng sức mạnh của máy tính. Node đầu tiên giải được bài toán sẽ có quyền xác thực giao dịch và nhận được phần thưởng của mình là BTC. Khi giao dịch được xác nhận thông qua node chiến thắng, thì giao dịch đó sẽ được tất cả các node còn lại trong mạng lưới kiểm tra và xác nhận lại, sau khi chúng được thông qua thì giao dịch này sẽ được thêm vào blockchain.

Bitcoin được xem như một cuốn sổ cái chứa lịch sử các giao dịch bitcoin từng diễn ra và những giao dịch này sẽ được lưu trữ trong các khối của blockchain. Còn cơ chế đồng thuận được xem là công cụ để xác nhận và cho phép thêm 1 khối mới vào chuỗi.

Nhờ việc được xác thực từ nhiều điểm node khiến cho những giao dịch bitcoin là công bằng, minh bạch, tránh được sự tấn công từ bên ngoài và với cơ chế trả thưởng cho những miner tham gia xác thực giao dịch đã tạo điều kiện xây dựng một cộng đồng bền vững.

Ngược lại, chính cơ chế đồng thuận này cũng có những nhược điểm. Để vận hành được cơ chế, chúng ta sẽ tiêu tốn một chi phí rất lớn cho các thiết bị chuyên nghiệp. Cơ chế này cũng dần khiến cho bitcoin trở nên tập trung hơn là phi tập trung. Sự tham gia của các miner sẽ giảm dần khi phần thưởng giảm đi.

Ưu nhược điểm của bitcoin

Ưu điểm

  • Khả năng tự kiểm soát

Các cá nhân có thể tự quản lý tiền điện tử như bitcoin. Họ không cần phải dựa vào ngân hàng, tài liệu pháp lý hoặc một tổ chức duy nhất để có toàn quyền sở hữu tài sản của mình.

  • Phi tập trung

Bitcoin là loại tiền điện tử phi tập trung nhất. Tức là mạng bitcoin được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, được gọi là các node. Sự phân phối này là rất quan trọng, nó ngăn chặn sự tấn công từ một điểm trong mạng, khiến cho bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào cũng gần như không thể đánh sập mạng.

  • Khả năng truy cập

Bất kỳ ai cũng có thể truy cập mạng bitcoin. Không quan trọng bạn sống ở đâu hay bạn có bao nhiêu tiền, đó là một mạng ngang hàng mở mà mọi người đều có thể sử dụng.

  • Bảo mật

Bitcoin cực kỳ an toàn. Mật mã khóa công khai của nó đảm bảo mọi giao dịch đều xác thực. Tính phi tập trung của nó có nghĩa là không có quyền lực tập trung nào có thể thao túng nó vì lợi ích của họ. Và tính không thể đảo ngược của nó có nghĩa là không ai có thể quay lại và thay đổi dữ liệu.

  • Khả năng giao dịch

Bitcoin có thể giao dịch 24/7, không giới hạn khung thời gian để tiến hành giao dịch. Điều này rất khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thông, khi chúng sẽ đóng cửa vào buổi chiều hoặc cuối tuần.

Tốc độ giao dịch cũng là 1 ưu điểm của bitcoin. Giao dịch bằng bitcoin sẽ nhanh hơn chuyển khoản ngân hàng. Trong khi các khoản thanh toán chuyển tiền từ nước ngoài có thể mất nhiều ngày, mọi người có thể gửi và nhận bitcoin sau 10 phút đến một giờ (theo cointree).

Nhược điểm

  • Đối thủ cạnh tranh

Mặc dù bitcoin vẫn là loại tiền điện tử thống trị (với vốn hóa thị trường gấp đôi loại tiền điện tử lớn nhất tiếp theo), nhưng ngày càng có nhiều đồng tiền điện tử được tạo ra. Và hiện tại, các đối thủ cạnh tranh khác như Ethereum đang không ngừng nghiên cứu, thiết kế chính sách tiền tệ của họ để cạnh tranh hơn với bitcoin.

  • Độ phổ biến

Mặc dù bitcoin hiện đang được các công ty truyền thông lớn nhất trên thế giới đưa tin, nhưng vẫn có nhiều người không biết về nó hoặc lý do tại sao nó lại có sức biến đổi lớn đối với xã hội. Thực tế, ở Việt Nam sau thời gian bùng nổ năm 2018, con sốt về bitcoin nhanh chóng giảm nhiệt, phần lớn dân số dần không còn quá quan tâm và tìm hiểu về bitcoin.

>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ blockchain trong y tế và chăm sóc sức khỏe

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp một cách tổng quan về cơ chế hoạt động khác biệt của bitcoin, cũng như những ưu điểm từ cơ chế hoạt động đó. Tuy nhiên, việc ứng dụng bitcoin vẫn cần rất nhiều kiến thức, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học tập, tìm hiểu và thực sự đam mê với nó. Nếu bạn có đủ đam mê và mong muốn khám phá hãy bắt đầu bằng việc học tập, tìm hiểu kĩ những kiến thức liên quan để sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực nào.

Đừng quên tiếp tục theo dõi BlockchainWork để cập nhật những thông tin kiến thức về lĩnh vực blockchain nhé.

BlockchainWork tổng hợp

** Đây không phải là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị chiến lược đầu tư hay nội dung quảng cáo được tài trợ. Vui lòng tham khảo Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi và sử dụng thông tin phù hợp.

Nguồn tham khảo:

Ashford, Kate. “What Is Bitcoin And How Does It Work?” Forbes, 8 June 2022.

Batey, Nadia. “A Brief History of Bitcoin.” James Moore & Co..

“Bitcoin – Applications.” Tutorialspoint.

Jackson, Amanda. “What Is Bitcoin? How to Mine, Buy, and Use It.” Investopedia.

“Lịch sử phát triển của Bitcoin từ 2008 đến 2020.” CryptoViet.com, 11 January 2023.

Sergeenkov, Andrey. “Who Are Bitcoin Core’s Developers?” CoinMarketCap.

>> Xem thêm:

Nhân vật Adam Back – CEO của Blockstream

Vương Thảo 17/04/2024

Adam Back là một nhà khoa học máy tính và chuyên gia về mật mã số học người Anh. Ông nổi tiếng với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực mật mã và công nghệ blockchain. Ông…

Nhân vật Roger Ver – Nhà sáng lập Bitcoin.com

Vương Thảo 17/04/2024

Roger Ver, thường được biết đến với biệt danh “Bitcoin Jesus”, là một trong những nhà đầu tư ban đầu vào Bitcoin và các doanh nghiệp liên quan đến Bitcoin. Ông đã từng quảng bá mạnh mẽ cho…

Charles Hoskinson – Nhà sáng lập Cardano

Vương Thảo 17/04/2024

Charles Hoskinson, người đồng sáng lập Ethereum và CEO Cardano là một trong những nhà sáng lập nổi tiếng nhất trong thế giới tiền điện tử. Trước đây, Charles Hoskinson là một nhà toán học nhưng sau này ông…

Việc làm blockchain - web3

[Hà Nội - Fulltime] IOS Developer (Junior/Middle/Senior)

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 14 - 40 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Project Engineer

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 20 - 35 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Senior Fullstack Developer

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 40 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Frontend Lead

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 1000 - 2000 USD

[Hà Nội - Fulltime] Nhân Viên Business Development

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 20 - 35 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Developer (Middle - Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 18 - 35 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Artist 2D Game (Junior/Middle/Senior)

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 10 - 40 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Video Game Editor (Junior) Tại WingsMob Studio

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 500 - 800 USD

[Hà Nội - Fulltime] Graphic Design

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 15 - 17 triệu đồng

[HCM - Fulltime] Account Manager

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Animation 3D (Mảng Hoạt Hình)

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 10 - 25 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Content Lead

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: Lên đến 1000 USD

[HCM - Fulltime] Trưởng Phòng Tài Chính

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: 15 - 20 triệu đồng

[HCM- Fulltime] Smart Contract (Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HN - Fulltime] Business Development Blockchain

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[Hà Nội - Fulltime] Host Tik Tok

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

[Hà Nội - Fulltime] Blockchain Marketing Executive

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: 13 - 17 triệu đồng

[HN - Fulltime] Content Marketing Crypto

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM- Fulltime] Backend Engineer (Senior)

Hạn ứng tuyển 30/05/2024
Mức lương: Thỏa thuận

[HCM - Fulltime] Chuyên Viên Tài Chính (Lĩnh Vực Blockchain)

Hạn ứng tuyển 29/04/2024
Mức lương: Thỏa thuận