Công việc của 1 community manager
Cộng đồng luôn đóng góp 1 phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển bất kỳ dự án, doanh nghiệp nào và community manager là 1 phần không thể thiếu trong đó. Đặc biệt đối với các dự án blockchain mà nói thì hiện nay đều cần ít nhất 1-2 community manager để xây dựng cộng đồng. Vậy công việc của 1 community manager là làm những gì? Hãy cùng BlockchainWork tìm hiểu các công việc của community manager thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Community manager là ai?
Theo dõi thu thập ý kiến từ cộng đồng
Đây được xem là công việc đại diện cho thương hiệu, gương mặt doanh nghiệp để giao tiếp với cộng đồng. Một công việc cực kỳ phù hợp đối với những bạn ưu thích tương tác, kết nối trên không gian mạng. Cùng với đó là tổ chức các sự kiện trực tuyến, tạo sự tương tác sôi nổi trong cộng đồng. Vị trí nhằm đem lại sự nhận diện thương hiệu, giá trị của doanh nghiệp đến với cộng đồng.
Còn về mặt định nghĩa thì có thể hiểu rằng community manager là chuyên gia marketing trong việc quản lý và phát triển cộng đồng của dự án, doanh nghiệp trực tuyến. Với trách nhiệm chính là xây dựng, quản lý và phát triển cộng đồng vững mạnh thông qua các tương tác trên mạng xã hội, các sự kiện live trên các nền tảng. Ngoài ra, họ còn dựa vào các công cụ phân tích để đánh giá, tìm hiểu xem khách hàng đang nói gì về họ trên các nền tảng online, trên các diễn đàn, và mạng xã hội.
Tóm lại thì 1 người community manager có những trách nhiệm chính sau:
- Lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông theo định hướng chiến lược marketing của doanh nghiệp
- Chia sẻ, cập nhật các hình ảnh, trạng thái và video cho các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp
- Theo dõi thường xuyên các nội dung nhắc đến thương hiệu trong không gian mạng, tương tác với các khách hàng và khách hàng tiềm năng
- Làm việc cùng với team PR và marketing để đảm bảo được tính nhất quán trong quá trình truyền thông thương hiệu
- Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, khách hàng tiềm năng, và các chuyên gia, đối tác trong ngành
Sự quan trọng của 1 community manager
Có rất nhiều lý do khiến cho vị trí community manager đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp, dự án blockchain nào. Do yếu tố công nghệ blockchain còn khá mới mẻ trên thị trường, khách hàng, nhà đầu tư, hay các quỹ đều cần được cung cấp thông tin, kiến thức để có thể hiểu được về các dự án. Vì vậy vai trò của community manager cực kỳ quan trọng giúp làm chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình truyền tải thông tin làm sao cho mọi người có thể hiểu được giá trị, lợi ích mà các sản phẩm blockchain có thể mang lại. Cùng với đó là vị trí công việc này còn giúp doanh nghiệp đạt được:
- Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu
- Thu thập ý kiến, thông tin từ khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện trên mạng
- Tìm hiểu về những nhu cầu, mong muốn của khách hàng
- Giải đáp thắc mắc, yêu cầu của cộng đồng
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và gia tăng mức độ trung thành với thương hiệu, dự án
- Cung cấp những giá trị khác ngoài phạm vi sản phẩm có thể mang lại, những giá trị cộng đồng
Từ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng được một cộng đồng phát triển bền vững. Tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp lâu dài trong tương lai. Khi có nền tảng cộng động tốt thì dù có chịu ảnh hưởng từ các tin tức không tốt hay sự ảnh hưởng từ các tốt động kinh tế nói chung thì doanh nghiệp vẫn có thể trụ vững. Có thể thấy được tầm quan trọng của community manager càng được nâng lên trong tình trạng kinh tế thế giới hiện tại.
Xem thêm: Top 6 công việc trong ngành blockchain với mức lương hấp dẫn không thể bỏ qua – BlockchainWork
Những kỹ năng của community manager
Kỹ năng phân tích 1 community manager cần có
Đối với 1 vị trí công việc như community manager đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng mềm lẫn chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu việc như:
- Kỹ năng giao tiếp: Tuy không phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng nhưng bạn cần có khả năng viết tốt để truyền tải thông tin chính xác thông qua các bài blog, emails, hay các kênh mạng xã hội.
- Kỹ năng quản lý: Đây là 1 kỹ năng bắt buộc phải có đối với community manager để có thể theo dõi phản hồi và quản lý nội dung đa kênh. Đi cùng với đó là khả năng làm đa nhiệm và giữ mọi thứ đi theo trật tự của nó.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Là người trực tiếp tiếp xúc với cộng đồng, bạn cần có được kỹ năng phân tích nhận định được những nổi đau, nhu cầu của cộng đồng để đưa ra được những phương hướng duy trì và phát triển cộng đồng hợp lý. Ngoài ra bạn cần giải thích được các dữ liệu mình thu thập được cũng như lượng hóa các thông tin 1 cách trực quan.
- Khả năng giải quyết xung đột: Ở bất kỳ cộng đồng nào cũng vậy, mỗi người mỗi quan điểm tính cách khác nhau nên việc xảy ra mâu thuẫn thường khó tránh được. Vì vậy là người quản lý cộng đồng bạn cần có khả năng xử lý các tình huống phát sinh để giữ cộng đồng được lành mạnh và phát triển bền vững.
Kết luận
Với sự phát triển của các dự án blockchain hiện nay thì con đường sự nghiệp cho các community manager vẫn sẽ luôn rộng mở. Dù rằng đòi hỏi về các kỹ năng và khối lượng công việc nhiều nhưng phần thưởng nhận được cũng sẽ tương xứng. Hy vọng bài viết đã đem được những thông tin hữu ích về công việc của 1 community manager đến với bạn.
BlockchainWork tổng hợp
- Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
- Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signup
>> Có thể bạn quan tâm:
Lưu ngay 6 chiến lược nội dung bá đạo phát triển cộng đồng web 3.0 thần tốc
Bạn có biết rằng thành công của các dự án Web 3.0 ngày nay không chỉ phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến mà còn nhờ vào khả năng kết nối và phát triển cộng đồng mạnh mẽ? Trong một…
Các lựa chọn nghề nghiệp Web3 Investment Management bạn nên cân nhắc
Trong thập kỷ qua, sự xuất hiện của blockchain và các công nghệ phi tập trung đã mở ra những cơ hội lớn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và tài sản Web3. Với sự phát triển nhanh chóng…
6 chiến lược Copywriting dẫn đầu ngành Web3 năm 2024
Các Web3 Copywriter đang đi đầu thay đổi trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số của Web3. Sự kết hợp giữa phi tập trung, trải nghiệm nhập vai và công nghệ blockchain mở ra một kỷ nguyên…
6 kỹ năng giúp QA engineer trở nên nổi bật khi làm việc ngành web 3.0
Quality Assurance (QA), đặc biệt là QA Engineer, rất quan trọng trong quá trình phát triển các dự án Web3 và đóng vai trò thiết yếu trong các chu kỳ sản xuất. Các công việc đảm bảo chất…
Lộ trình trở thành một Web3 PR Manager
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, xây dựng thương hiệu cho công chúng và PR có thể giúp bạn phát triển ở cả cấp độ chuyên môn cũng như cá nhân. Web3 PR Manager đóng…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan