Phân tích Binance Smart Chain dưới góc độ kĩ thuật
Trong kỷ nguyên số, blockchain và ứng dụng của nó ngày càng phát triển, chúng dần trở thành nền tảng vững chắc cho thị trường tiền điện tử. Trong đó, Binance Smart Chain đã có sự phát triển ấn tượng kể từ khi ra mắt và trở thành nền tảng cho sự phát triển của Binance.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích Binance Smart Chain dưới góc độ kĩ thuật để giải thích sự phát triển ấn tượng của nó.
>> Xem thêm:
Mục lục bài viết
Binance Smart Chain là gì?
Binance Smart Chain (BSC) là một blockchain chạy song song với Binance Beacon Chain do Binance phát hành.
BSC cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh trên chuỗi và có khả năng tương thích với Máy ảo Ethereum. Về cơ bản, BSC được thiết kế nhằm giữ lượng băng thông cao nhưng vẫn có thể tạo ra các hợp đồng thông minh trong hệ sinh thái của nó (Ethereum).
Về bản chất, BSC luôn hoạt động song song với Binance Beacon Chain, tức là dù Binance Beacon Chain ngừng hoạt động thì BSC vẫn tiếp tục hoạt động, chúng không phải giải pháp mở rộng hay được lồng vào nhau.
>> Xem thêm: Binance Coin (BNB) là gì? Toàn tập về BNB Coin cho người mới bắt đầu
Chúng hoạt động như thế nào?
BSC sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake Authority (PoSA) – mô hình kết hợp giữa Proof of Stake và Proof of Authority, từ đó tăng nhanh thời gian giao dịch với thời gian khối (block time), chỉ kéo dài khoảng 3 giây. Về cách hoạt động, người tham gia sẽ đặt cược BNB để trở thành người xác thực. Nếu họ xác nhận được một khối hợp lệ, họ sẽ nhận được phí giao dịch từ các giao dịch đó.
BSC được xem là một chuỗi độc lập, nhưng chúng vẫn sẽ bổ sung cho BNB Chain hiện có. Với kiến trúc kép (Dual-chain architecture) được sử dụng, người dùng có thể chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác một cách liền mạch.
Bên cạnh đó, các token BEP-20 trên BSC cũng sẽ có thể hoán đổi với các token BEP-2 và BEP-8 của Binance Chain.
Những tính năng nổi bật của Binance Smart Chain dưới góc độ kĩ thuật
Thuật toán đồng thuận Proof of Stake Authority (PoSA)
BSC kết hợp các tính năng từ 2 thuật toán đồng thuận là PoS và PoA để tạo nên sự đồng thuận.
Về bản chất, thuật toán đồng thuận này được xây dựng trên mạng gồm 21 validator và delegator, những người bỏ phiếu cho validator.
Trong BSC, bất kỳ bên nào cũng có thể trở thành validator miễn đảm bảo các yêu cầu của nền tảng. Mỗi ngày 21 validator có lượng BNB lớn nhất sẽ được chọn và có quyền xác thực và sản xuất các khối mới trên BSC.
Những delegator có thể bỏ phiếu cho validator, phân bổ BNB để tăng khả năng tạo block của Validator và nhận phần thưởng từ phí mạng.
Hơn nữa, BSC cũng giới thiệu một cơ chế được gọi là Slashing nhằm ngăn chặn hành vi xấu và các vấn đề khác như chữ ký kép, hình phạt khi ngoại tuyến,… Với cơ chế này, các cá nhân có quyền gửi “yêu cầu slashing” trên Binance Chain để chỉ ra các validator đã có những hành vi xấu.
Khả năng tương thích EVM và hỗ trợ hợp đồng thông minh (smart contract)
Bằng việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình cao cấp như Solidity và Vyper, BSC trở nên tương thích với EVM và dễ dàng hỗ trợ các hợp đồng thông minh.
Cụ thể hơn chúng có thể được sử dụng để viết một bộ các hợp đồng có thể được biên dịch thành bytecode và triển khai trên máy ảo, sử dụng các công cụ như remix hoặc truffle.
Giao thức giao tiếp và chuyển giao cross-chain chuyên dụng
BSC không chỉ tương thích với EVM mà còn có giao thức giao tiếp với Binance Chain, được xây dựng dựa trên Cosmos SDK, cho phép token BEP-2 (ví dụ: BNB, BUSD) được di chuyển giữa hai mạng, khiến chúng có thể tương tác với nhau mà không cần một bên đáng tin cậy.
Cốt lõi của hệ thống chuyển giao cross-chain bao gồm:
- Trình chuyển tiếp Oracle: sẽ chạy trên mỗi validator nhằm giám sát các thay đổi trạng thái blockchain. Nếu các gói giao tiếp cross-chain được gửi, mỗi validator cần gửi một phiếu bầu cho yêu cầu. Sau khi đạt được ⅔ số lượng, các hoạt động cross-chain sẽ được thực hiện.
- Trình chuyển tiếp Binance Smart Chain (BSC Relayer): chịu trách nhiệm chuyển tiếp “các gói cross-chain” giữa Binance Chain và BSC.
- Mô-đun Oracle tích hợp sẵn Binance Chain: nhằm cho phép các validator đạt được sự đồng thuận về một thứ gì đó, chẳng hạn như các hoạt động chuyển giao cross-chain.
- Mô-đun Cross-Chain trên Binance Chain: chức năng của nó là cho phép chuyển tài sản giữa Smart Chain và Binance Chain.
- Hệ thống tích hợp với một bộ hợp đồng thông minh: BSC kết hợp một bộ hợp đồng thông minh theo mặc định cho các mục đích khác nhau.
Kết luận
Có thể thấy BSC được xây dựng bằng hệ thống công nghệ vượt trội, giúp chúng có tiềm năng ứng dụng to lớn và trở thành nền tảng bền vững cho Binance.
Ở những bài viết sau, BlockchainWork sẽ mang đến bạn nhiều câu chuyện thú vị hơn về thị trường tiền mã hóa cũng như những ứng dụng từ công nghệ blockchain trên thế giới. Hãy nhớ theo dõi BlockchainWork để cập nhật liên tục nhé!
BlockchainWork tổng hợp
** Đây không phải là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị chiến lược đầu tư hay nội dung quảng cáo được tài trợ. Vui lòng tham khảo Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi và sử dụng thông tin phù hợp.
Nguồn tham khảo:
“An Introduction to BNB Smart Chain (BSC).” Binance Academy, 5 October 2020.
“BNB (BNB) là gì? Phân tích kỹ thuật dự án.” Binance, 7 November 2021.
“BNB Chain (Binance Smart Chain) là gì? Tổng quan về BNB Chain.” MarginATM, 22 December 2021.
“BNB Chain Là Gì? Vực Dậy Binance Smart Chain Với Tầm Nhìn MetaFi.” Coin98 Insights, 6 March 2022, https://coin98.net/bnb-chain-la-gi. Accessed 13 July 2023.
“An Introduction to BNB Smart Chain (BSC).” Binance Academy, 5 October 2020.
“BNB – What is BNB and What Is It Used For?” Binance.
“What is Binance Coin (BNB) and how does it work?” Cointelegraph.
>> Xem thêm:
Top 6 Blockchain Applications in Vietnam
Blockchain has become a promising technology in many fields in Vietnam, especially in education, health, entertainment, manufacturing, state administration and banking. In particular, blockchain is not simply a data storage technology but also a means to verify and…
3 Reasons why you should Start Working in Web3 Industry
The web3 and cryptocurrency platforms have created a new decentralized working ecosystem that no other platform has been able to do before. Not only that, web3 and cryptocurrency also bring young workers countless potentials when experiencing and working…
Stablecoin là gì? Tất tần tật những điều nên biết về Stablecoin cho người mới bắt đầu
Sự ra đời của stablecoin đã có ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vấn đề về sự ổn định giá cả của tiền điện tử. Nếu bạn đang quan tâm đến tiền điện tử, việc tìm…
Tích hợp AI Tăng cường Bảo mật trong Hợp Đồng Thông Minh
Công nghệ blockchain đã cách mạng hóa cách chúng ta thực hiện giao dịch, cho phép các thỏa thuận an toàn, minh bạch và không thể sửa đổi thông qua hợp đồng thông minh. Những hợp đồng tự…
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Tiềm năng và Triển vọng Phát triển
Dù bạn đã biết blockchain là công nghệ nền tảng của các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì thật sự tạo nên sức mạnh của blockchain? Ẩn sâu bên…