Cách tuyển Fintech Developer
Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, lĩnh vực tài chính như được mở thêm nhiều cơ hội để phát triển sâu hơn. Từ đó, Fintech ra đời và được định nghĩa để chỉ việc ứng dụng công nghệ để nâng cấp dịch vụ tài chính. Do đó, thị trường Fintech đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải loay hoay tìm cách tuyển Fintech Developer để hỗ trợ phát triển công nghệ.
Được biết, trong nửa đầu năm 2018, tổng lượng đầu tư vào công nghệ tài chính đã đạt mức 31,7 tỷ USD với khoảng 450 thương vụ đầu tư được thực hiện thành công, tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (KPMG). Ngoài ra, số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng mạnh từ khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở bài viết này, BlockchainWork sẽ gợi ý giúp bạn một vài típ về cách tuyển dụng Fintech Developer để hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mục lục bài viết
Một số công nghệ có thể được ứng dụng trong Fintech khi bạn tuyển Fintech Developer
-
Ngân hàng số
Công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng số ở Việt Nam. Tại đây, nó đã phát triển các dịch vụ trực tuyến, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch và quản lý tài khoản từ bất kỳ đâu thông qua internet. Hơn nữa, Fintech còn sử dụng phân tích dữ liệu và học máy để cung cấp dự đoán và khuyến nghị tài chính cho khách hàng, giúp họ quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Thực tế, hiện nay đa số các ngân hàng đều phát triển nhiều dịch vụ trực tuyến, một số cái tên điển hình như TPBank, Techcombank, Vietcombank,…
-
Mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending)
Thông qua việc cung cấp nền tảng cho vay trực tuyến, tối ưu quy trình đơn xin vay đến phân tích dữ liệu và xếp hạng tín dụng, fintech đã giúp mô hình P2P lending được cải thiện và phát triển đáng kể. Nó đã giúp tạo ra một cơ hội đầu tư và vay tiền tiện lợi, an toàn hơn cho mọi người. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến năm 2020, tính tổng trên thị trường đã có hơn 4.800.000 số người tham gia đăng ký vay, giải ngân hơn 93.000 tỷ đồng thông qua các nền tảng P2P.
-
Các nền tảng đầu tư
Fintech đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều nền tảng đầu tư, thông qua robo-advisors, các hệ thống tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp quản lý danh mục đầu tư dựa trên mục tiêu và rủi ro của người đầu tư. Điều này đã góp phần làm giảm chi phí và tạo ra sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư cho khách hàng.
Ngoài ra, việc ứng dụng blockchain cùng tiền điện tử khiến cho việc giao dịch được thực hiện trên phạm vi toàn cầu trở nên an toàn và minh bạch hơn. Từ đó, khách hàng sẽ có được nhiều cơ hội đầu tư mới, chẳng hạn như đầu tư vào tiền điện tử và tham gia vào các dự án dựa trên blockchain.
Qua đây, có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhờ sự tiến bộ trong fintech, người đầu tư có nhiều cơ hội và công cụ để tùy chỉnh và quản lý danh mục đầu tư của họ một cách hiệu quả hơn.
Vai trò của Fintech Developer là gì?
Dưới đây là một số vai trò và trách nhiệm của một Fintech Developer để doanh nghiệp có thể hình dung rõ ràng hơn về họ:
- Phát triển module mới cho sản phẩm của công ty
- Tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về phát triển phương thức thanh toán di động và bảo mật thông tin người dùng
- Sử dụng Java, Obj-C và công nghệ mã nguồn mở trong công việc
- Tối ưu hóa giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX)
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác bao gồm CNTT, Quản lý dữ liệu và Phân phối số và các nhà cung cấp bên ngoài để thu thập và đúc kết các yêu cầu từ khách hàng
- Phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà họ có thể gặp phải khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
- Xây dựng và thực hiện kiểm tra và kiểm tra lỗi
- Làm việc với các hệ thống thanh toán khác nhau như cổng thanh toán, ngân hàng, hoặc blockchain để kết nối các dịch vụ tài chính với phương thức thanh toán.
Những tố chất cần thiết của một Fintech Developer
Nhiệm vụ chính của Fintech Developer là xây dựng, phát triển và duy trì sự ổn định cho hệ thống dịch vụ tài chính. Do đó, việc sở hữu những kỹ năng chuyên môn về thiết kế web và di động, API, python, java, AI, khoa học dữ liệu, kỹ năng lập trình là vô cùng thiết yếu. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể đi theo những yêu cầu cơ bản sau:
- Hiểu rõ về blockchain và tiền điện tử: Để tiết kiệm được chi phí vận hành và tối ưu được những hợp đồng giao dịch phức tạp, Fintech Developers cần phải nắm rõ những kiến thức về thuật toán, blockchain và các khái niệm liên quan đến giao dịch tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, XRP và Ethereum.
- Kiến thức về bảo mật cơ bản: Bảo mật là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của hệ thống Fintech. Đồng thời, nó còn có vai trò tiên quyết trong việc bảo mật an toàn cho các hoạt động tài chính khỏi các mối đe dọa nguy hiểm. Vì vậy, Fintech Developer cần phải có hiểu biết về mật mã nguy cơ bảo mật cơ bản như tấn công DDoS, injection attacks (SQL injection, XSS), và phương thức phá vỡ xác thực.
- Hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình: Để tối ưu hoá hiệu suất và có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, Fintech Developer cần phải làm quen với ngôn ngữ lập trình quan trọng. Một số ngôn ngữ thường được dùng để phát triển hệ thống công nghệ tài chính bao gồm Python, Java và Ruby..
- Có tìm hiểu về hệ thống dữ liệu đi kèm với tư duy phân tích: Dữ liệu lớn là một sự đổi mới mà tất cả các công ty hiện đại nên xem xét. Tất cả các tổ chức đều có thể thu thập dữ liệu về người dùng và hầu hết dữ liệu đó đều có thể truy cập được. Những dữ lữ liệu này sẽ đòi hỏi các lập trình viên phải đủ khéo léo để phân tích và đưa ra dự đoán về hành vi, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng một cách phù hợp. Từ đó, cung cấp giải pháp cho dự án và doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm: Ngoài những kỹ năng kể trên thì một ứng viên có kinh nghiệm làm việc sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho giúp doanh nghiệp trong việc tiết kiệm thời gian ban đầu. Đồng thời, những ứng viên này có thể đưa ra những quan điểm mới lạ, hiệu quả từ kinh nghiệm hoạt động mà họ đã đúc kết được trong thời gian làm việc.
>>Xem thêm: Các kỹ năng Fintech hàng đầu mà bạn không nên bỏ lỡ
Cách tuyển dụng Fintech Developer hiệu quả?
-
Tham gia vào cộng đồng Fintech, Blockchain
Tham gia vào các cộng đồng trong lĩnh vực sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới, ví dụ như Cộng đồng Blockchain Việt Nam – BW. Từ đó, bạn có thể dễ dàng thu hút và tiếp cận đến các ứng viên tiềm năng trong ngành này. Hơn thế nữa, hãy tích cực chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi bàn luận trên các cộng đồng, diễn đàn để tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp trong giới chuyên gia về fintech cũng như blockchain. Ngoài ra, bạn có thể hợp tác với các trường đại học và học viện để tạo cơ hội thực tập cho sinh viên, giúp tạo ra nguồn nhân lực tương lai trong lĩnh vực Fintech.
-
Ứng dụng các kênh tuyển dụng
Bạn có thể sử dụng các kênh tuyển dụng phù hợp như trang web công ty, các trang web tuyển dụng, mạng xã hội để đăng thông tin tuyển dụng. Hãy sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là LinkedIn và Twitter, để đăng tải thông tin về vị trí công việc và kết nối với cộng đồng Fintech để thu hút ứng viên có kỹ năng chuyên môn.
-
Ứng dụng các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp
Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp có chuyên môn để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Đặc biệt, mức độ hiệu quả có thể được tăng cao khi công việc được đăng trên các nền tảng chuyên về blockchain, cụ thể như BlockchainWork – đơn vị tiên phong kết nối các cơ hội nghề nghiệp liên quan đến blockchain.
Bộ câu hỏi tuyển dụng Fintech Developer
Khi phỏng vấn tuyển dụng Fintech Developer, doanh nghiệp nên sử dụng các câu hỏi cụ thể để đảm bảo ứng viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc.
Dưới đây là một số câu hỏi về để bạn có thể tìm hiểu về kinh nghiệm và nền tảng của ứng viên, để xem xét họ có phù hợp với định hướng của doanh nghiệp hay không:
- Bạn đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình nào trong công việc?
- Bạn đã có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống thanh toán, cổng thanh toán hoặc các dịch vụ tài chính bên ngoài hay chưa?
- Bạn sẽ làm thế nào để xử lý lỗi và vấn đề kỹ thuật trên các giao dịch tài chính?
- Làm thế nào bạn đảm bảo rằng sàn hệ thống tài chính của bạn luôn hoạt động an toàn và bảo mật cho người dùng?
- Bạn đã từng làm việc về một dự án liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử trước đây hay chưa? Nếu có, bạn vui lòng hay chia sẻ về nó và vai trò của bạn trong dự án này.
- Bạn đã có kiến thức về quản lý rủi ro bảo mật không? Bạn đã từng phải đối mặt với các tình huống sự cố bảo mật trước đây và làm thế nào để bạn xử lý chúng?
Kết luận
Việc vận hành và quản lý hiệu quả một doanh nghiệp fintech là không hề dễ dàng. Bạn phải xử lý rất nhiều vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp khi ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực CEX, DEX hay ví điện tử. Do đó, việc lựa chọn kỹ càng khi tuyển dụng Fintech Developer là vô cùng quan trọng.
Từ những thông tin đã chia sẻ ở trên, BlockchainWork hy vọng các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thành công ứng viên phù hợp. Để cập nhật thêm những bí kíp hay về tuyển dụng cũng như công việc về blockchain, hãy theo dõi các trang tin tức của BlockchainWork bạn nhé.
BlockchainWork tổng hợp
Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signu
>> Có thể bạn quan tâm:
Top 10 Frequently Asked Interview Questions for Blockchain Developer with Answers
As blockchain technology continues to disrupt industries and gain widespread adoption, the demand for skilled blockchain developers has skyrocketed. Companies across a wide range of industries are looking for talented individuals with expertise in designing, developing, and deploying…
Pros and Cons of Social Media Recruitment
Using social media in recruitment is an extremely popular form in today’s era. When social networks can be applied in many fields, including recruitment. Using social networks as a recruitment tool brings many significant benefits such as saving…
Niched Job Board vs SNS: Save Hours with BlockchainWork for Blockchain Talent
In the fast-evolving world of blockchain technology, finding the right talent can be a daunting task. With the increasing demand for skilled professionals in this niche sector, employers are often faced with the challenge of sifting through countless…
3 Reasons why you should Start Working in Web3 Industry
The web3 and cryptocurrency platforms have created a new decentralized working ecosystem that no other platform has been able to do before. Not only that, web3 and cryptocurrency also bring young workers countless potentials when experiencing and working…
AI và Blockchain: Lựa chọn Ngành nào Phát triển Sự nghiệp?
Trong kỷ nguyên số hiện nay, công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và hai lĩnh vực nổi bật nhất chính là Trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain. Cả hai đều có tiềm năng…