Ứng dụng thực tế của blockchain trong thương mại, tài chính
Blockchain ra đời với sự kỳ vọng sẽ thay đổi thế giới, vậy có bao giờ bạn tự hỏi công nghệ này đã được ứng dụng thực tế trong cuộc sống con người chúng ta như thế nào chưa? Một trong những ứng dụng thực tế thành công nhất của blockchain không thể không nhắc đến là lĩnh vực thương mại, tài chính.
>> Xem thêm: Blockchain là gì?
Ứng dụng thực tế của blockchain trong lĩnh vực thương mại, tài chính
Mục lục bài viết
1. Ứng dụng thực tế của blockchain vào tài chính, ngân hàng.
Hiện nay, blockchain đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ngành tài chính ngân hàng, đồng thời trong tương lai, sẽ cân nhắc đến việc thay thế hệ thống chuyển khoản ngân hàng bằng ứng dụng blockchain.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những ứng dụng vượt bậc của blockchain trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
1.1 Cung cấp những phương thức thanh toán nhanh, tiết kiệm chi phí hơn và loại bỏ bớt các trung gian trong giao dịch
Ngày nay, để có thể cạnh tranh được với các công ty fintech thì các ngân hàng truyền thống buộc phải đưa ra những sản phẩm mới tiện dụng hơn cho khách hàng. Ví dụ khi thiết lập một kênh phi tập trung như tiền điện tử để thanh toán, các ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ thanh toán nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Thông thường, người tiêu dùng trả tiền cho nhân viên ngân hàng để xác minh một giao dịch. Nhưng blockchain loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba cùng các chi phí liên quan của họ và đẩy nhanh thời gian xử lý chuyển khoản ngân hàng truyền thống.
1.2. Quỹ phòng hộ
Đây là một loại hình hợp tác đầu tư có sự tham gia của người quản lý quỹ và một nhóm các nhà đầu tư tư nhân. Mục đích của các quỹ phòng hộ là tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Các quỹ phòng hộ này thường được kiểm soát bởi các nhà quản lý quỹ, những người làm việc trong một thực thể duy nhất.
Số lượng quỹ phòng hộ giao dịch trên blockchain tăng gấp đôi từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 và cung cấp một nền tảng cho phép nhiều nhà đầu tư tham gia. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà đầu tư và là tiềm năng của blockchain trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
1.3. Bảo mật an toàn
Một ứng dụng mà blockchain mang đến cho các ngân hàng đó là hệ thống nhận diện khách hàng dựa trên sổ cái phân tán. Ứng dụng này thực sự hiệu quả vì tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều phải có quy trình xác thực KYC (Know Your Customer: là hoạt động xác minh danh tính được ngân hàng thực hiện để chống rửa tiền và gian lận). Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính chỉ bằng một bước đơn giản và thông tin này được lưu trữ và cấp quyền cho các ngân hàng khác trong hệ thống một cách an toàn.
1.4. Tín dụng và cho vay
Khi áp dụng công nghệ blockchain vào thì quy trình cho vay sẽ nhanh và an toàn hơn
làm cho doanh nghiệp cũng như khách hàng yên tâm hơn trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ vì các khoản vay được lập trình phức tạp, ước tính cấu trúc và thế chấp cho vay hoàn toàn hợp lý.
Ngược lại các tổ chức ngân hàng truyền thống bảo lãnh các khoản vay bằng cách sử dụng một hệ thống báo cáo tín dụng để đánh giá rủi ro thông qua các yếu tố như điểm tình trạng sở hữu tài sản, tỷ lệ nợ trên thu nhập hoặc tín dụng. Và muốn có được những thông tin đó, họ cần yêu cầu báo cáo tín dụng của khách hàng được cung cấp bởi các cơ quan tín dụng chuyên ngành. Các hệ thống tập trung như vậy thường gây hại cho người tiêu dùng vì chúng chứa thông tin sai lệch và rất dễ bị tấn công.
2. Ứng dụng thực tế của blockchain trong giao dịch, thương mại điện tử.
Ngày nay, thị trường bán lẻ đang dần chuyển hướng sang hình thức trực tuyến đặc biệt là với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử. Điều này đặt ra vấn đề về tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng, quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng, chi phí từ cách làm truyền thống tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Công nghệ blockchain giải quyết vấn đề đó bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các bên có thể dễ dàng ký kết, liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc lược bỏ trung gian cũng giúp tiết kiệm chi phí, giải pháp thanh toán cũng được gắn trực tiếp trên các website, sàn thương mại điện tử. Cùng điểm qua những ứng dụng của blockchain trong giao dịch, thương mại điện tử.
Ứng dụng blockchain trong giao dịch, thương mại điện tử
2.1. Giám sát chuỗi cung ứng hiệu quả
Đây là một trong các ứng dụng của blockchain trong giao dịch, thương mại điện tử thành công hiện nay.
Thông thường các đơn vị kinh doanh sẽ gặp khó khăn trong theo dõi sản phẩm, quản lý bởi vì lượng khách hàng và lưu lượng truy cập của ngành thương mại điện tử rất lớn. Điều này gây rủi ro cho vận hành và bảo mật giao dịch khách hàng. Blockchain có thể đáp ứng điều đó nhờ cơ chế bảo mật giúp vận hành cỗ máy lớn với độ chính xác cao so với mọi hệ thống hiện tại, giúp người bán và khách hàng đều có thể theo dõi từng mắt xích của chuỗi cung ứng.
2.2. Minh bạch hơn đối với khách hàng
Trong ứng dụng thương mại điện tử, blockchain cho phép khách hàng biết từng thay đổi nhỏ trong giao dịch. Một môi trường phi tập trung được thiết lập đảm bảo tính minh bạch giữa người bán và người mua với thông tin sản phẩm rõ ràng, truy xuất thành phần để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2.3. Đánh giá sản phẩm một cách trung thực
Khi mua hàng trên mạng, khách hàng thường mắc sai lầm bởi tin vào các đánh giá thiếu trung thực. Blockchain trong ngành thương mại điện tử sẽ giúp đánh giá sản phẩm một cách xác thực. Chủ cửa hàng sẽ không thể tự ý xóa các bình luận tiêu cực về sản phẩm của mình. Từ đó tạo môi trường kinh doanh an toàn và hiệu quả.
2.4. Thanh toán an toàn
An toàn giao dịch từ trước đến nay vẫn là thách thức đối với ngành thương mại điện tử. Những nỗi lo về tiết lộ thông tin thanh toán, rò rỉ đánh cắp dữ liệu, thay đổi mật khẩu thẻ và số dư sẽ được bảo vệ bởi blockchain. Với blockchain, mọi thông tin và giao dịch của khách hàng sẽ được an toàn bởi tính phi tập trung và liên kết dữ liệu bởi các khối. Từ đó, thương mại điện tử sẽ xây dựng được môi trường thanh toán dữ liệu an toàn, hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa mới cho ngành thương mại điện tử trong tương lai.
Tóm lại
Có thể thấy, ứng dụng blockchain trong thương mại, tài chính mang lại rất nhiều giá trị. Bên cạnh đó để có thể ứng dụng tốt công nghệ blockchain này, đòi hỏi phải có một đội ngũ lập trình giàu kinh nghiệm. Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực thương mại và tài chính đã, đang và sẽ ngày càng phát triển mà các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay không nên bỏ qua lợi thế này.
BlockchainWork tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Top 6 Blockchain Applications in Vietnam
Blockchain has become a promising technology in many fields in Vietnam, especially in education, health, entertainment, manufacturing, state administration and banking. In particular, blockchain is not simply a data storage technology but also a means to verify and…
3 Reasons why you should Start Working in Web3 Industry
The web3 and cryptocurrency platforms have created a new decentralized working ecosystem that no other platform has been able to do before. Not only that, web3 and cryptocurrency also bring young workers countless potentials when experiencing and working…
Stablecoin là gì? Tất tần tật những điều nên biết về Stablecoin cho người mới bắt đầu
Sự ra đời của stablecoin đã có ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vấn đề về sự ổn định giá cả của tiền điện tử. Nếu bạn đang quan tâm đến tiền điện tử, việc tìm…
Tích hợp AI Tăng cường Bảo mật trong Hợp Đồng Thông Minh
Công nghệ blockchain đã cách mạng hóa cách chúng ta thực hiện giao dịch, cho phép các thỏa thuận an toàn, minh bạch và không thể sửa đổi thông qua hợp đồng thông minh. Những hợp đồng tự…
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Tiềm năng và Triển vọng Phát triển
Dù bạn đã biết blockchain là công nghệ nền tảng của các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì thật sự tạo nên sức mạnh của blockchain? Ẩn sâu bên…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan