TỔNG QUAN DỰ ÁN ETHEREUM

TỔNG QUAN DỰ ÁN ETHEREUM

Nếu như Bitcoin được xem là cryptocurrency 1.0 và chỉ được sử dụng như tiền tệ thì Ethereum được ví như cryptocurrency 2.0 khi áp dụng smart contract (hợp đồng thông minh) để giải quyết nhiều vấn đề của thị trường crypto. Vậy Ethereum là gì? Hãy cùng BlockchainWork tìm hiểu qua bài viết về “Tổng quan dự án Ethereum” dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Ethererum là gì? Giải thích và minh họa Ethereum dễ hiểu

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain phân tán và một loại tiền điện tử (cryptocurrency) có tên Ether (ETH). Ethereum có khả năng chạy các ứng dụng phi tập trung (decentralized applications – DApps) và hợp đồng thông minh (smart contracts). 

Nền tảng này cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung trên blockchain của nó, mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào. Ethereum sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity để viết các hợp đồng thông minh và có một cộng đồng phát triển rất lớn và năng động. Ngoài ra, Ethereum cũng là nền tảng cho việc phát hành và quản lý các loại token tiêu chuẩn (ERC tokens), cho phép các dự án phát triển và phân phối các token của riêng họ trên blockchain Ethereum.

Lịch sử và quá trình phát triển

Ethereum không phải lúc nào cũng là dự án blockchain lớn thứ hai trên thế giới. Trên thực tế, Vitalik Buterin đã cùng đồng sáng lập dự án này để giải quyết nhược điểm của Bitcoin. Buterin đã công bố một bản white paper phác thảo của Ethereum vào năm 2013 nhằm mô tả về hợp đồng thông minh – những câu lệnh tự động không thể thay đổi “nếu thì” – cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung. Mặc dù việc phát triển DApp đã tồn tại trong không gian blockchain, nhưng các nền tảng không tương thích với nhau. Buterin muốn Ethereum thống nhất chúng. Đối với ông, việc thống nhất cách DApps hoạt động và tương tác là cách duy nhất để duy trì sự chấp thuận.

Vì vậy, Ethereum 1.0 ra đời. Cứ tưởng tượng nó như là App Store của Apple: một không gian cho hàng ngàn ứng dụng khác nhau, tất cả phải tuân thủ cùng một bộ quy tắc tại sân chơi cua Ethereum. Chỉ khác là bộ quy tắc này được lập trình cứng trong mạng và được thực hiện tự động với các nhà phát triển có khả năng thi hành các quy tắc riêng trong DApps. Không có một bên trung tâm, giống như Apple thay đổi và thi hành các quy định. Thay vào đó, quyền lực nằm trong tay những người tham gia cộng đồng.

Tất nhiên, xây dựng một mạng lưới như vậy là không rẻ. Vì vậy, Buterin và các đồng sáng lập của ông – Gavin Wood, Jeffrey Wilcke, Charles Hoskinson, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Amir Chetrit – đã tổ chức một đợt bán token trước để gây quỹ 18.439.086 đô la trong Ether, với số tiền gây quỹ này ông và đồng đội của ông sẽ tài trợ cho sự phát triển hiện tại và tương lai của Ethereum.

Ngoài ra, nhóm cũng thành lập Quỹ Ethereum (Ethereum Foundation) tại Thụy Sĩ với nhiệm vụ duy trì và phát triển mạng lưới. Ngay sau đó, Buterin thông báo rằng quỹ mà ông tài trợ sẽ hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, điều này khiến một số đồng sáng đã không hài lòng và ngay lập tức rời bỏ, không hợp tác cùng ông.

Theo thời gian, các nhà phát triển đến với Ethereum với những ý tưởng phi tập trung của riêng họ. Vào năm 2016, những người dùng này thành lập The DAO, một nhóm dân chủ bỏ phiếu về các thay đổi và đề xuất mạng lưới. Tổ chức này được hỗ trợ bởi một hợp đồng thông minh và vượt qua nhu cầu có một CEO kiểm soát quyền lực trên Ethereum. Thay vào đó, phải có đa số bỏ phiếu để thực hiện các thay đổi.

Tuy nhiên, mọi việc đã trở nên đáng lo ngại hơn khi một hacker không xác định đã đánh cắp 40 triệu đô la từ nguồn vốn của The DAO do một lỗ hổng bảo mật. Để đảo ngược vụ trộm, The DAO đã bỏ phiếu để “hard fork” Ethereum, tách ra khỏi mạng lưới cũ và nâng cấp lên giao thức mới, tức là trải qua một cập nhật phần mềm quan trọng. Fork mới này giữ nguyên tên gọi Ethereum, trong khi mạng lưới ban đầu tồn tại dưới dạng Ethereum Classic.

>> Xem thêm: Vitalik Buterin “cha đẻ” của Ethereum 

Cách hoạt động của Ethereum Blockchain

Giống như Bitcoin, mạng Ethereum tồn tại trên hàng ngàn máy tính trên toàn thế giới, nhờ người dùng tham gia dưới dạng “node”, chứ không phải là một máy chủ tập trung. Điều này làm cho mạng lưới phi tập trung trở nên miễn dịch với các cuộc tấn công. Nếu một máy tính bị hack, toàn bộ hệ thống sẽ không bị sập hay đánh cấp bởi chúng ta vẫn có hàng ngàn máy tính khác đang giữ quyền truy cập.

Ethereum về cơ bản là một hệ thống phi tập trung duy nhất chạy trên máy tính được gọi là máy ảo Ethereum Virtual Machine (EVM). Mỗi node sẽ chứa một bản sao của máy tính đó, có nghĩa là bất kỳ tương tác nào cũng phải được xác minh để mọi người có thể cập nhật bản sao.

Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (DApps) trên Ethereum, họ cần phải triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity. Trong quá trình thực thi các giao dịch, mạng lưới cần kiểm tra xem giao dịch có hợp pháp hay không. Và thợ đào điều khiển node ở dạng máy tính là thành phần sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

Để mạng lưới hoạt động độc lập, các node khai thác phải tuân theo luật đồng thuận, còn được gọi là cơ chế đồng thuận. Ethereum trước đây sử dụng cơ chế đồng thuận được gọi là Bằng chứng công việc (Proof of Work – PoW). Các node miner phải chứng minh rằng họ đã hoàn thành công việc và thông báo điều này đến toàn mạng lưới. Sau đó, bằng chứng sẽ được các miner node khác trong mạng lưới xác nhận. Các công việc cụ thể là:

  • Cạnh tranh với nhau để giải mã thuật toán, tìm ra đoạn mã độc nhất 64 chữ số của khối (block) bằng sức mạnh tính toán của máy đào
  • Xác nhận giao dịch trên mạng lưới và tạo block mới

Khi hợp lệ hoặc bằng chứng được chấp nhận, dữ liệu giao dịch sẽ được lưu trữ trên blockchain của Ethereum và không thể thay đổi và các miner được nhận thưởng bằng ETH cho công việc xác thực của họ. Trong sự kiện The Merge diễn ra vào ngày 15/9/2022, Ethereum chính thức chuyển sang Proof of Stake (PoS) thay vì Proof of Work (PoW). Sự kiện nâng cấp Shanghai, vừa diễn ra thành công vào tháng 3, được coi là bước đệm cho sự kiện The Surge, đợt cập nhật quan trọng nhằm mục đích tối đa hóa tốc độ giao dịch TPS của mạng lưới Ethereum. Theo đó, Ethereum là mạng lưới minh bạch, phi tập trung. Etherscan kiểm tra tất cả hoạt động trên mạng lưới Ethereum.

>> Xem thêm: Proof of Work và Proof of Stake khác nhau như thế nào? 

Tiền-diện-tử-ETH

Hình ảnh minh họa về đồng Ethereum và Bitcoin

Tính ứng dụng và giá trị của Ethereum 

Giống với Blockchain, Ethereum cũng đem lại nhiều tính ứng dụng và giá trị cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống ngày nay như tài chính, chuỗi cung ứng hay trong thương mại quốc tế,…

Hệ thống thanh toán

Về cơ bản, Ethereum ra đời không nhằm mục đích trở thành công cụ thanh toán. Tuy nhiên, với sự yêu thích, ủng hộ cũng như sức phát triển của tiền điện tử mà ETH đã trở thành đồng tiền điện tử, thứ có thể dùng để thanh toán, sinh lợi hay lưu trữ giá trị trong cộng đồng crypto.

Thương mại quốc tế và hàng hóa

Tài chính thương mại và trao đổi hàng hóa, đặc biệt là giao dịch xuyên biên giới, hiện yêu cầu nhiều loại chứng nhận và hồ sơ kỹ thuật. Các công ty phải đợi chờ thanh toán và dễ bị lừa đảo do hệ thống hồ sơ giấy nặng nề hiện hành.

Chỉ các bên được ủy quyền mới có thể trao đổi dữ liệu, lấy thông tin giao dịch hoặc truy cập hồ sơ khi sử dụng công nghệ blockchain để “Ethereum hóa” doanh nghiệp. Do đó, nâng cao việc KYC (Know Your Customers – Xác định danh tính khách hàng và hiểu về khách hàng) giúp tự động hóa các quy trình tài chính thương mại và trao đổi hàng hóa, đồng thời giảm rủi ro trong giao dịch.

Tương lai của Ethereum

Gần đây, chúng ta đã chứng kiến được sự gia tăng phổ biến của Blockchain Ethereum, vì các nhà phát triển đã nhanh chóng tận dụng cơ hội đó để xây dựng một loạt các dự án tài chính phi tập trung và NFT. Sự xuất hiện của các ứng dụng mới này đã kích hoạt một hiệu ứng mạng khổng lồ, theo những người ủng hộ, khi hoạt động gia tăng thu hút ngày càng cao thì sẽ có nhiều nhà phát triển đến với Ethereum hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi cơ bản về việc Ethereum đang được cải tiến với một loạt công nghệ phức tạp liệu có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác hay không và liệu bất kỳ sự đồng thuận nào về chức năng lâu dài của nó sẽ xuất hiện khi thế giới tiền điện tử phát triển.

TỔNG KẾT

Có thể thấy, Ethereum đã và đang rất phát triển, cùng với những lợi ích và ứng dụng mà Ethereum mang lại cho đời sống. Tuy nhiên, theo tính toán thì Ethereum Foundation cần mất thêm 10 đến 20 năm nữa để có thể giải quyết và nâng cấp cải thiện những vấn đề liên quan đến bảo mật. 

BlockchainWork tổng hợp

Nguồn: 101 Blockchains, Cointelegraph

** Đây không phải là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị chiến lược đầu tư hay nội dung quảng cáo được tài trợ. Vui lòng tham khảo Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của chúng tôi và sử dụng thông tin phù hợp.

>> Có thể bạn quan tâm:

Việc làm blockchain - web3

(Hà Nội) Junior/Middle Product Owner (Net Salary: 15 - 30M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 15 - 30 triệu đồng

(HCM) Test

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(Hà Nội) Nhân Viên Content Marketing

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

Deputy Engineering Manager (Phó Phòng Kỹ Thuật)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Back-end Developer (Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 65 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Mobile Developer (Flutter/React Native)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 50 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Manual Tester

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 35 triệu đồng

(Hà Nội) IT Sales/ Account Manager

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 16 triệu đồng

(HCM) Kế Toán Trưởng/ Giám Đốc Tài Chính (CFO)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 2000 USD

(Hà Nội) Nhân Viên Graphic Designer (từ 1 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Trưởng Phòng Pháp Chế

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM) Merchants Accquiring

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Tester/QC Lead (Up To $3000)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 3000 USD

(Hà Nội) Senior IT Business Analyst Cum PM

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 1000 - 3000 USD

(Hà Nội) Junior General Accountant

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 13 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Backend Developer (Nodejs, Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Middle Graphic Designer (up To 20M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 20 triệu đồng

(HCM) Trợ Lý Mảng Vận Hành KOL (Tiếng Trung)

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 12 - 15 triệu đồng

(HCM) Business Analyst (3+ Year Of Experience)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Junior/Middle Scrum Master

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 25 triệu đồng