NEAR Protocol: Mở Cánh Cổng Tới Tương Lai Phi Tập Trung

NEAR Protocol: Mở Cánh Cổng Tới Tương Lai Phi Tập Trung

Blockchain đã tiến xa hơn cách đây một thập kỷ để trở thành một trong những công nghệ quan trọng nhất của thế giới. Nó không chỉ thay đổi cách chúng ta thực hiện các giao dịch tài chính, mà còn tạo ra một cơ hội mới cho việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung đột phá. Trong số những dự án tiên phong trong không gian này, NEAR Protocol nổi lên như một nền tảng blockchain có tốc độ cao, chi phí thấp và sự phổ biến rộng rãi. Có thể nói NEAR Protocol đã góp phần mở cánh cổng tới một tương lai phi tập chung.

Vậy nó thực hiện điều đó bằng cách nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá NEAR Protocol và đi sâu vào công nghệ cốt lõi đằng sau nó.

NEAR Protocol là gì?

NEAR Protocol (NEAR) là một nền tảng blockchain layer 1, sử dụng công nghệ sharding (phân đoạn) để đạt được khả năng mở rộng. Bên cạnh đó, NEAR áp dụng smart contract (hợp đồng thông minh) và cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) để bảo mật cho mạng của mình. 

NEAR Protocol được phát triển bởi một đội ngũ các nhà kỹ sư khoa học máy tính blockchain tại NEAR Foundation vào năm 2020. Mục tiêu của dự án này là tạo ra một môi trường phát triển dễ dàng và tiện lợi cho việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung.

Có một điều đáng lưu ý là NEAR không phải là side chain và cũng không phải là ERC20 token hay một blockchain chuyên biệt. Thay vào đó, NEAR là một giao thức lớp độc lập (1 layer) được thiết kế đơn giản để hỗ trợ cho nền tảng Open Web.

>> Xem thêm: Sharding – giải pháp mở rộng sức mạnh xử lí của Ethereum

Đặc điểm nổi bật của NEAR Protocol

NEAR Protocol được cấu trúc đặc biệt để giải quyết những thách thức liên quan đến system design (thiết kế hệ thống). Nó tập trung vào việc tạo ra các nền tảng dApp (ứng dụng phi tập trung) mở rộng và hữu ích, cùng với việc duy trì cơ cấu tổ chức linh hoạt và tiến hành phát triển giao thức liên tục để không bị lỗi thời.

Một trong những điểm nổi bật của NEAR là nền tảng đám mây của nó, được vận hành bởi cộng đồng. Nền tảng này sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) giúp tăng tính bảo mật và hiệu suất của mạng một cách hiệu quả. Đồng thời, kiến trúc sharding (phân đoạn) của NEAR cho phép mở rộng mạng lưới để đáp ứng các yêu cầu thiết kế cấp cao.

Nhờ vào việc tận dụng sức mạnh từ cộng đồng, NEAR Protocol không chỉ tạo ra môi trường phát triển phong phú mà còn cung cấp sự linh hoạt cho việc quản trị và phát triển giao thức. Điều này đảm bảo rằng nền tảng sẽ luôn đi đầu với các tính năng và cải tiến mới nhất, đồng thời đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và ứng dụng thực tế.

NEAR Protocol hoạt động như thế nào?

Công nghệ cốt lõi đằng sau NEAR Protocol

Công nghệ cốt lõi đằng sau NEAR Protocol

Để cạnh tranh với các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh khác như Ethereum, EOS và Polkadot, NEAR đảm bảo hiệu suất hoạt động bằng cách tích hợp một số công nghệ cốt lõi sau:

Nightshade Sharding

Nightshade Sharding là một cơ chế chia nhỏ dữ liệu trong NEAR Protocol. Đây là một công nghệ sharding (phân đoạn) để xử lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Phân đoạn ám chỉ việc chia công việc xử lý giao dịch qua nhiều node xác thực. Như vậy, mỗi node sẽ xử lý chỉ một phần nhỏ các giao dịch trên mạng, cho phép đạt được số lượng giao dịch mỗi giây (TPS) cao hơn.

Trên NEAR, Nightshade sử dụng các block producer (nhà sản xuất khối) và các node xác thực để xử lý dữ liệu giao dịch song song trên nhiều shard (đoạn). Mỗi đoạn sẽ tạo ra một phần nhỏ của khối tiếp theo. Mỗi phần nhỏ được gọi là một chunk. Các chunk này sau đó được xử lý và lưu trữ trên blockchain NEAR Protocol để hoàn tất các giao dịch chứa trong chúng.

Về lý thuyết, Nightshade có thể cho phép NEAR xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Tùy thuộc vào điều kiện mạng, nó sẽ tự động chia và hợp nhất các đoạn dựa trên lưu lượng mạng và sử dụng tài nguyên. Khi mạng đạt đến công suất cao, số lượng node sẽ tăng. Hiệu suất tổng thể có thể được duy trì và phí giao dịch có thể được giữ ở mức thấp.

Cơ chế Đồng thuận Proof-of-Stake (PoS)

NEAR sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS) để đạt được sự đồng thuận và bảo mật mạng. Thay vì dựa vào sức mạnh tính toán, các validator (người xác thực) trong NEAR Protocol được chọn dựa trên việc họ stake (cọc) một số lượng NEAR token và tham gia vào quá trình đánh giá các khối mới trên blockchain. Cơ chế này giúp giảm tiêu tốn năng lượng so với cơ chế Proof-of-Work và đảm bảo tính bảo mật của mạng.

Tuy nhiên, khác với các mạng PoS khác, các node xác thực không cạnh tranh với nhau để được chọn tạo khối tiếp theo dựa trên kích thước cổ phần của họ. NEAR sử dụng cơ chế bầu cử gọi là Thresholded Proof of Stake (TPoS) để chọn node xác thực.

TPoS tương tự như một cuộc đấu giá, nơi một lượng lớn các node xác thực tiềm năng chỉ ra số lượng token NEAR mà họ sẵn lòng cọc thông qua một giao dịch ký. TPoS sau đó sẽ xác định ngưỡng tối thiểu để trở thành một node xác thực trong mỗi đợt bầu cử (thường là một khoảng thời gian 12 giờ). Những người đã cọc vượt quá ngưỡng đó sẽ có cơ hội được chọn làm node xác thực, tỷ lệ thuận với số lượng token họ cọc.

NEAR’s Bridge Protocol

NEAR’s Bridge Protocol bao gồm hai phần chính: Rainbow Bridge và Aurora. Rainbow Bridge là một cầu nối giữa NEAR Protocol và Ethereum, cho phép chuyển đổi tài sản và thông tin giữa hai blockchain. Điều này giúp cho các nhà phát triển và người dùng tận dụng khả năng xử lý cao và phí thấp trên giao thức NEAR.

Phần chính thứ hai của NEAR’s Bridge Protocol là Aurora – giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp kết nối các ứng dụng và dữ liệu giữa NEAR và Ethereum. Theo NEAR, Aurora có thể lưu trữ hàng nghìn giao dịch mỗi giây, chỉ với khoảng 2 giây thời gian xác nhận khối. Aurora bao gồm Aurora Engine và Aurora Bridge.

Aurora Engine là Máy ảo Ethereum (EVM) trên NEAR Protocol, nghĩa là nó tương thích với Ethereum và hỗ trợ tất cả các công cụ có sẵn trong hệ sinh thái Ethereum. Điều này giúp các nhà phát triển bắt đầu trên NEAR dễ dàng hơn mà không cần phải viết lại DApp của họ hoặc học cách làm việc với các công cụ phát triển mới. Họ cũng có thể sử dụng Aurora Bridge (công nghệ tương tự như Rainbow Bridge) để kết nối liền mạch các hợp đồng thông minh và token ERC-20 giữa blockchain Ethereum và NEAR Protocol.

>> Xem thêm: Ethererum là gì? Giải thích và minh họa Ethereum dễ hiểu – BlockchainWork

Kết luận

Với những thông tin được tổng hợp và phân tích chi tiết ở bài viết này, BlockchainWork hy vọng đã cung cấp đầy đủ cho bạn kiến thức về NEAR Protocol và giải đáp được thắc mắc vì sao mọi người lại cho rằng NEAR Protocol đã góp phần mở cánh cổng tới một tương lai phi tập chung. Nếu bạn có hứng thú với blockchain cũng như những công nghệ đằng sau tiền điện tử, hãy theo dõi BlockchainWork nhé để cập nhật thêm thông tin về những nền tảng thú vị khác nhé!

BlockchainWork tổng hợp

>> Nguồn tham khảo:

(2021, August 18). NEAR Protocol là gì? Toàn tập về đồng NEAR Coin.

All about NEAR Protocol. (n.d.). LeewayHertz.

Skidanov, A., & Polosukhin, I. (2022, March 8). What Is NEAR Protocol (NEAR)? Binance Academy.

>> Có thể bạn quan tâm:

SUI là gì? Tìm hiểu chi tiết về dự án SUI

Vương Thảo 19/03/2024

Sự bùng nổ của các blockchain layer 1 vừa qua đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ và tài chính. Các nền tảng blockchain layer 1 như SUI, Bitcoin, Ethereum, Solana đều đang thu hút…

Tags: sui

Việc làm blockchain - web3

(Hà Nội - Full Time) Business Analyst (blockchain & Crypto)

Hạn ứng tuyển 14/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM) Business Development (Từ 1 - 3 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Community Specialist (Blockchain/Crypto) _ Nami Foundation

Hạn ứng tuyển 09/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Android Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(REMOTE - Full Time) Senior Fullstack Engineer

Hạn ứng tuyển 14/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) Senior Marketing Executive (Blockchain/Web3/Defi/Crypto)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 700 - 1000 USD

(HCM - Full Time) Bridge System Engineer - All Level

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hồ Chí Minh - Full Time) React Native Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) Quantitative Developer (Blockchain)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Lên đến 3000 USD

(Hà Nội - Full Time) Marketing And Communication Manager

Hạn ứng tuyển 14/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội - Full Time) Community Manager (from 6 Months Of Experience)

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 9 - 15 triệu đồng

(Hà Nội - Full Time) Marketing Manager

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 900 - 1300 USD

(HCM - Fulltime) Account Manager

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 500 - 1000 USD

(Hà Nội - Full Time) Support Dự Án Lương 8-15M

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 8 - 15 triệu đồng

(Hà Nội - Full Time) Nhân Viên Kế Toán

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: 6 - 12 triệu đồng

(HCM - Full Time) Senior Embedded Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Sales Executive

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(REMOTE - Full Time) Senior .NET Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Junior/Senior Java Developer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM - Full Time) Junior/Senior QC Engineer

Hạn ứng tuyển 29/09/2024
Mức lương: Thỏa thuận