Blockchain phải đối mặt với cơ hội và thách thức gì hiện nay?

Blockchain phải đối mặt với cơ hội và thách thức gì hiện nay?

Hiện nay, mọi người vẫn hay đề cập đến blockchain không chỉ vì độ “hot” của nó mà hơn thế nữa đây còn là một nền tảng cho phép mọi người phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp), NFT, gameFi và vô số ứng dụng khác. Chính vì tính ứng dụng cao của nền tảng công nghệ này mà blockchain ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở đa quốc gia. Vậy đối với Việt Nam, blockchain hiện đang phát triển như thế nào? Liệu với một nền tảng công nghệ được xem là hoàn hảo như blockchain thì có thách thức gì được đặt ra không? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng BlockchainWork tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tổng quan về thị trường blockchain hiện nay

Thị trường blockchain trên toàn cầu được phân khúc thành các mảng như: thanh toán, hợp đồng thông minh, nhận dạng kỹ thuật số, v.v. Trong năm 2021, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể của ngành blockchain khi quy mô của thị trường này đạt 4,93 tỷ USD và được dự báo tăng trưởng đến 227,99 tỷ USD vào năm 2028 (theo báo cáo của The Insight Partners).

Sở dĩ blockchain có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do có sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp lớn như: Microsoft, IBM, Oracle, Intel, v.v. Đặc biệt năm 2020, mảng thanh toán dẫn đầu thị trường và chiếm thị phần hơn cả. Cho tới hiện nay, blockchain đang được áp dụng không chỉ ở mảng thanh toán mà nó còn được mở rộng ở các lĩnh vực như: ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.

Chính vì tốc độ tăng trưởng mạnh của ngành blockchain trong những năm gần đây đã kéo theo nhu cầu về nguồn lực nhân sự. Trên thế giới, cụ thể là các nước phát triển ở Châu Âu đang săn tìm các nhà lập trình, kỹ sư trong lĩnh vực blockchain và các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả một khoản lương cao nhằm thu hút các tài năng này. Trong quý IV/2017, các vị trí lập trình viên công nghệ blockchain rất thiếu hụt nhân sự trong khi đó sản phẩm về blockchain lại tăng gấp đôi.

Hầu hết sự tìm kiếm công việc cho vị trí nhà lập trình blockchain gia tăng gấp 33 lần so với ban đầu (theo Báo cáo của Linkedln năm 2020). Còn đối với số liệu được thống kê từ Google Trends Data, hầu hết thời gian mọi người tìm các công việc liên quan đến blockchain là vào tháng 10 năm 2018, sau khi giá Bitcoin đạt đỉnh giá trị. Điều này cho thấy tốc độ của thị trường lúc bấy giờ đang tăng trưởng và đã dần vượt ra khỏi những khái niệm sơ khai về blockchain như ban đầu. Số lượng công ty sử dụng công nghệ blockchain và các hợp đồng thông minh tiếp tục phát triển và giờ đây, các nhà tuyển dụng cần nỗ lực thu hút nhân tài và tạo sự khác biệt cho bản thân do nhu cầu tăng lên trong khi nguồn cung thì hạn chế.

Tong-quan-ve-thi-truong-blockchain-hien-nayTổng quan về thị trường blockchain hiện nay

Blockchain đối mặt với những thách thức gì?

Blockchain đã trở thành một trong những từ thông dụng lớn nhất trong cả kinh doanh và công nghệ ngày nay. Nó được coi là công nghệ sẽ cách mạng hóa lĩnh vực tài chính với khả năng hoạt động mà không cần bất kỳ cơ quan trung ương hoặc trung gian nào.
Ngoài ra, người ta cũng tin rằng blockchain sẽ có lợi cho các ngành công nghiệp khác vì khả năng của nó lưu trữ dữ liệu chống giả mạo và quản lý một lượng lớn hồ sơ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tương tự như các công nghệ khác, blockchain cũng có những hạn chế và không khả thi cho nhiều loại mô hình kinh doanh.

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Thứ nhất là về hiệu suất và khả năng mở rộng. Tiền điện tử và các giải pháp dựa trên blockchain cho các mô hình kinh doanh đang được phổ biến. Tuy nhiên, có một mối quan tâm về việc liệu nó có thể đáp ứng sự gia tăng nhu cầu đến từ các cơ sở kinh doanh và chính phủ có sự khác nhau ở các lĩnh vực, đặc biệt là về hiệu suất và khả năng mở rộng. Gần đây, các nhà nghiên cứu đang làm việc để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng liên quan đến số lượng bản sao trong mạng lưới cũng như quan tâm về hiệu suất, chẳng hạn như thông lượng (số lượng giao dịch mỗi giây) và độ trễ (thời gian cần thiết để thêm một khối giao dịch trong chuỗi khối).

Việc tăng số lượng bản sao có thể có tác động bất lợi đến thông lượng và độ trễ vì mạng cần phải đối mặt với lượng trao đổi và xử lý thông tin ngày càng tăng. Mặc dù các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (PoW) có thể đảm bảo khả năng mở rộng, nhưng đang bị hạn chế về thông lượng thấp và độ trễ cao. Điều này dẫn đến việc tài nguyên mạng bị lãng phí từ việc giải quyết câu đố mật mã để xuất bản một khối và nối nó vào chuỗi.

Ví dụ, Bitcoin là một giao thức dựa trên PoW có thể quy mô một số lượng lớn. Ngược lại, nó cung cấp thông lượng chỉ xem xét 6-10 giao dịch mỗi giây (có thể nhỏ hơn mức đó tùy thuộc vào độ phức tạp của mạng) và có khả năng tạo một khối với trung bình 10 phút. Và một nhược điểm khác của cơ chế đồng thuận này là nó sử dụng nhiều CPU để giải quyết giao dịch và do đó gây ra mức tiêu thụ cao của điện.

>> Xem thêm: Bitcoin là gì? Giải thích bitcoin dễ hiểu 

Các vấn đề về quy định hiện hành

Nền tảng blockchain như tiền điện tử đang phải thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề. Lý do đằng sau đó là các tính năng của hệ thống phi tập trung này làm suy yếu khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc chi phối chính sách kinh tế, khiến chính phủ thận trọng đối với các công nghệ blockchain. Một số chính phủ trên thế giới đã cấm sử dụng và lưu thông Bitcoin như Pakistan, Iran, Ecuador, Morocco và hơn thế nữa một số chủ sở hữu Bitcoin đã bị bắt ở Bangladesh.

Mặc dù blockchain mang lại những công dụng tích cực như vậy nhưng các ứng dụng của công nghệ này đang bị thách thức bởi một số nghi ngờ giữa các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý về việc Bitcoin có liên quan hoạt động rửa tiền. Theo báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính năm 2015 về cách những người sáng lập Liberty Reserve có thể rửa hàng trăm triệu USD trong sáu năm cho các tổ chức tội phạm.

Vì thế các phương pháp tiếp cận quy định sẽ cần phải được cân bằng một cách khéo léo để tránh việc blockchain gây ra những rủi ro trong hệ thống tài chính.

Tiêu tốn năng lượng

Blockchain hoạt động trên cơ chế PoW cho xác nhận giao dịch. PoW đòi hỏi quá nhiều phức tạp cho việc tính toán, giải câu đố để xác thực giao dịch. Việc này yêu cầu một lượng lớn năng lượng để cung cấp cho các máy tính thực hiện tác vụ này.

Một dẫn chứng cụ thể cho vấn đề này chính là việc “đào Bitcoin”. Để nhận được phần thưởng là đồng Bitcoin thì các “thợ đào” cần phải giải thành công một câu đố của hệ thống và để giải được câu đố này thì cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hơn thế nữa càng nhiều người tham gia thì câu đố sẽ càng khó và càng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nữa. Việc này đã dẫn đến việc ngày càng có nhiều người “tậu” dàn trâu cày bằng các card đồ họa để đào được nhiều Bitcoin hơn.

Chính vì tiêu tốn nhiều năng lượng nên tại Trung Quốc đã ra lệnh cấm việc khai thác Bitcoin tại đất nước này kể từ tháng 05/2021. Lệnh cấm này đã khiến cho giới đào tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin đổ ồ ạt về các nước có giá năng lượng rẻ như: Mỹ, Kazakhstan, v.v. Tuy nhiên việc đổ dồn vào Kazakhstan đã làm thiếu điện nghiêm trọng tại đất nước này.

Nhận thức của cộng đồng về blockchain

Hầu hết mọi người vẫn chưa biết về sự tồn tại và cách sử dụng của công nghệ này. Có thể nói blockchain có những thay đổi mang tính cách mạng trong ngành, nhưng kiến thức về công nghệ này chỉ giới hạn ở một nhóm người quan tâm nhất định.

Khi chúng ta nói về blockchain, mọi người sẽ chỉ nghĩ về Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Và mọi người nghĩ về tiền tệ này như một cách rửa tiền, chợ đen và các nhiệm vụ bất hợp pháp khác.Vì vậy, mọi người nên hiểu sự khác biệt giữa Bitcoin và blockchain để từ đó áp dụng được nền tảng công nghệ tiềm năng này vào công việc kinh doanh của mình.

Cơ hội phát triển blockchain tại Việt Nam

Tuy blockchain phải đối mặt với những thách thức như vậy nhưng hiện tại chúng ta có thể thấy được tiềm năng của công nghệ này tại Việt Nam đang rất rộng mở. Trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam có sự tiếp cận với blockchain có những diễn biến tích cực khi tạo ra các dự án có tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra thế giới. Trong đó có các lĩnh vực đi đầu như GameFi, NFT và những dự án thuộc lĩnh vực này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư và cả cộng đồng giới trẻ.

Đối với lĩnh vực GameFi

Chắc hẳn nhiều người cũng đã biết hoặc đã từng nghe qua dự án game Axie Infinity do anh Nguyễn Thành Trung – một trong những người sáng lập là người Việt Nam. Tựa game này đã tạo ra một cú “hit” lớn trong cộng đồng GameFi và đặc biệt là những người quan tâm đến lĩnh vực blockchain khi trung bình có hơn 1 triệu lượt giao dịch hằng ngày trên sàn Binance. Hơn thế nữa Axie còn nhận được số vốn huy động lên đến hàng triệu USD. Điều này càng làm cho vị thế của Việt Nam về lĩnh vực blockchain càng được khẳng định hơn nữa trên đấu trường quốc tế

Co-Founder-Axie-Infinity-Nguyen-Thanh-Trung.jpgCo-Founder Axie Infinity: Nguyễn Thành Trung (Nguồn ảnh: Advertising Vietnam)

>> Xem thêm: Tìm hiểu về game Axie Infinity, dự án startup tỷ đô của người Việt

Đối với lĩnh vực NFT

NFT (viết tắt cho Non – fungible token) được hiểu là sản phẩm kỹ thuật số không thể hoán đổi và độc nhất. Từ khi xuất hiện đến thời điểm hiện tại NFT vẫn luôn là một cơn sốt được rất nhiều người quan tâm. Tại thị trường Việt Nam việc giao dịch NFT diễn ra rất sôi động ở nhiều lĩnh vực từ bất động sản, du lịch đến giải trí.

Có thể kể đến như rapper Binz đã cho phát hành bộ sưu tập NFT cho ca khúc “Don’t break my heart”. Bản quyền của bài hát này được Binz chia làm 4 hạng mục ứng với 4 mức tỷ lệ chia sẻ bản quyền doanh thu. Hay dạo gần đây siêu mẫu Vĩnh Thụy cũng cho ra mắt bộ sưu tập NFT mang tên “1988 Dragon” sau hơn 1 năm nghiên cứu. Theo báo cáo của Finder vào tháng 11/2021 tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam có sở hữu NFT là 17,4% cao hơn trung bình toàn cầu là 11,7% và Việt Nam cũng nằm trong top 5 thế giới về việc sở hữu NFT.

Bo-suu-tap-NFT-cua-Binz-Dont-break-my-heartBộ sưu tập NFT của Binz “Don’t break my heart” (Nguồn ảnh: VietNamNet) 

>> Xem thêm: Binz mở bán NFT cho ca khúc mới ra mắt “Don’t Break My Heart”

Kết luận

Bên cạnh những thách thức mà blockchain phải đối mặt thì nó cũng đặt ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển trong tương lai. Nó không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các nhà phát triển, kỹ sư phần mềm mà nó còn là cơ hội phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp không tại Việt Nam và trên thế giới.

BlockchainWork tổng hợp

Tham gia cộng đồng blockchain Việt Nam – BW để thảo luận các chủ đề và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực blockchain: Tại đây

Có thể bạn quan tâm:

 

Việc làm blockchain - web3

(Hà Nội) Junior/Middle Product Owner (Net Salary: 15 - 30M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 15 - 30 triệu đồng

(HCM) Test

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(Hà Nội) Nhân Viên Content Marketing

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

Deputy Engineering Manager (Phó Phòng Kỹ Thuật)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Senior Back-end Developer (Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 65 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Mobile Developer (Flutter/React Native)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 50 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Manual Tester

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 35 triệu đồng

(Hà Nội) IT Sales/ Account Manager

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 16 triệu đồng

(HCM) Kế Toán Trưởng/ Giám Đốc Tài Chính (CFO)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 2000 USD

(Hà Nội) Nhân Viên Graphic Designer (từ 1 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Trưởng Phòng Pháp Chế

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(HCM) Merchants Accquiring

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Tester/QC Lead (Up To $3000)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 3000 USD

(Hà Nội) Senior IT Business Analyst Cum PM

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 1000 - 3000 USD

(Hà Nội) Junior General Accountant

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 13 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Backend Developer (Nodejs, Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Middle Graphic Designer (up To 20M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 20 triệu đồng

(HCM) Trợ Lý Mảng Vận Hành KOL (Tiếng Trung)

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 12 - 15 triệu đồng

(HCM) Business Analyst (3+ Year Of Experience)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Junior/Middle Scrum Master

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 25 triệu đồng