Tại sao nhà tuyển dụng blockchain cần phân biệt employer branding (EB) và recruitment marketing (RM)?
Tuyển dụng hiện đại có 2 thuật ngữ cực kì thông dụng nhưng lại bị nhiều người đánh đồng rằng chúng giống nhau và sử dụng chúng để thay thế lẫn nhau, đó là Employer Branding (EB) và Recruitment Marketing (RM). Hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau, bạn cần nhận biết và hiểu được sự khác biệt này giữa 2 thuật ngữ. Khi chúng ta phân biệt và hiểu rõ được nó thì chúng ta mới có thể sử dụng đúng trường hợp và hiệu quả nhất. BlockchainWork sẽ giúp bạn phân biệt Employer Branding (EB) và Recruitment Marketing (RM) một cách dễ hiểu nhất nhé.
Mục lục bài viết
Employer Branding (EB) là gì?
Employer Branding (EB) có nghĩa là xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, là một thuật ngữ được sử dụng cho quá trình xây dựng và duy trì Thương hiệu Nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, quá trình này sẽ dựa trên các giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng bao gồm các yếu tố như văn hóa doanh nghiệp độc đáo, lương thưởng, phúc lợi cạnh tranh, môi trường làm việc hấp dẫn, cơ hội nghề nghiệp rõ ràng, …
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để có được nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng thì thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp phải mạnh, thu hút được nhiều ứng viên, luôn luôn là nơi mà ứng viên sẽ nghĩ đầu tiên khi bắt đầu tìm kiếm công việc. Thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh cũng sẽ giúp tạo ra cảm giác trung thành mạnh mẽ giữa các nhân viên, dẫn đến việc tăng sức mạnh đoàn kết và hiệu suất làm việc, đồng thời tăng sự hài lòng cho khách hàng. Bởi lẽ nhân sự chính là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Recruitment Marketing (RM) là gì?
Recruitment Marketing (RM) là từ dùng để chỉ quá trình doanh nghiệp dùng các phương pháp, các hình thức, chiến thuật quảng cáo marketing để giới thiệu Thương hiệu nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, … trang web của công ty, các trang tuyển dụng, các cuộc thi, sự kiện việc làm, … để giới thiệu, quảng bá thương hiệu tuyển dụng, thu hút nhân tài và thúc đẩy các ứng viên tốt nhất ứng tuyển vào các vị trí cần tuyển của doanh nghiệp.
Mục đích chính của Recruitment Marketing (RM) là cung cấp thông điệp đến đúng đối tượng ứng viên, đúng thời điểm thích hợp. Doanh nghiệp lúc này không chỉ ngồi im thụ động chờ ứng viên tìm đến mà sẽ chủ động thúc đẩy, tạo sự quan tâm của ứng viên, xây dựng và khoanh vùng được nhóm ứng viên chất lượng cao. Các ứng viên tài năng hiện nay đều được tranh giành rất gay gắt, chúng ta cần chủ động hơn để có nhiều ứng viên tiềm năng, tiết kiệm được thời gian tuyển dụng. Các nhân tài sẽ có rất nhiều lựa chọn, vì vậy chúng ta cần có lợi thế hơn so với các công ty cùng cạnh tranh, chủ động mang lại giá trị cho ứng viên, các nhà tuyển dụng thông minh đã bắt đầu sử dụng các kế hoạch, phương pháp marketing vào tuyển dụng. Để giành được chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài, chúng ta sẽ không chỉ đơn giản là đăng tin tuyển dụng và chờ đợi nhân tài tìm đến, mà phải chủ động hơn trong việc khai thác và xây dựng mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng.
>> Xem thêm: JD Blockchain Research có gì?
Sự khác biệt giữa Employer Branding (EB) và Recruitment Marketing (RM) là gì?
Employer Branding (EB) – Thương hiệu nhà tuyển dụng, là quá trình xác định thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp, những giá trị vượt trội có thể đáp ứng và thu hút được nhiều nhân tài hơn.
Recruitment Marketing (RM) – Marketing tuyển dụng, là quá trình chúng ta sẽ mang Thương hiệu nhà tuyển dụng, những giá trị vượt trội của doanh nghiệp đến với ứng viên bằng nhiều phương pháp, chiến lược khác nhau.
Kết luận
Hai quá trình trên là hoàn toàn khác nhau nhưng luôn cần phải đồng hành cùng nhau trong cuộc chiến thu hút và tranh giành nhân tài thì mới có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình tuyển dụng. Chúng ta không chỉ tạo giá trị mà còn cần mang giá trị đến với khách hàng – những ứng viên tiềm năng. Khi doanh nghiệp chủ động hơn, nhanh tay hơn đối thủ của mình thì phần trăm dành chiến thắng cũng sẽ cao hơn. BlockchainWork mong rằng với những chia sẻ trên, các nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này, từ đó có thể áp dụng, đưa ra những chiến lược tuyển dụng hợp lí và hiệu quả nhằm mang về thật nhiều nhân tài phục vụ, cống hiến cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
BlockchainWork tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm:
Lưu ngay 6 chiến lược nội dung bá đạo phát triển cộng đồng web 3.0 thần tốc
Bạn có biết rằng thành công của các dự án Web 3.0 ngày nay không chỉ phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến mà còn nhờ vào khả năng kết nối và phát triển cộng đồng mạnh mẽ? Trong một…
Các lựa chọn nghề nghiệp Web3 Investment Management bạn nên cân nhắc
Trong thập kỷ qua, sự xuất hiện của blockchain và các công nghệ phi tập trung đã mở ra những cơ hội lớn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và tài sản Web3. Với sự phát triển nhanh chóng…
6 chiến lược Copywriting dẫn đầu ngành Web3 năm 2024
Các Web3 Copywriter đang đi đầu thay đổi trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số của Web3. Sự kết hợp giữa phi tập trung, trải nghiệm nhập vai và công nghệ blockchain mở ra một kỷ nguyên…
6 kỹ năng giúp QA engineer trở nên nổi bật khi làm việc ngành web 3.0
Quality Assurance (QA), đặc biệt là QA Engineer, rất quan trọng trong quá trình phát triển các dự án Web3 và đóng vai trò thiết yếu trong các chu kỳ sản xuất. Các công việc đảm bảo chất…
Lộ trình trở thành một Web3 PR Manager
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, xây dựng thương hiệu cho công chúng và PR có thể giúp bạn phát triển ở cả cấp độ chuyên môn cũng như cá nhân. Web3 PR Manager đóng…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan