Blockchain Guide – Tất tần tật về blockchain cho người mới bắt đầu
Trong 10 năm trở lại đây, blockchain trở thành từ khóa vô cùng hot trên thị trường. Tuy nhiên, blockchain là gì? là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra khi thấy làn sóng tác động của nó ngày càng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực như tài chính, giáo dục, nông nghiệp,… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những thông tin cơ bản về blockchain thì sau khi đọc xong bài này các thắc mắc về blockchain cho người mới bắt đầu sẽ được giải đáp.
Mục lục bài viết
Blockchain là gì?
Blockchain là gì?
Block chính là khối, chain là chuỗi, hay nói một cách khác blockchain chính là chuỗi khối. Mỗi ‘’khối’’ trong một blockchain bao gồm một hồ sơ ghi lại giao dịch trong một sổ cái phi tập trung. Kết hợp lại với nhau, các khối hình thành một chuỗi trong một mạng ngang hàng.
Công nghệ blockchain cho phép trao đổi tài sản và thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc sự tin tưởng. Hay nói một cách khác blockchain chính là sự ra đời của nền tảng các hợp đồng thông minh.
>>Xem thêm các video khác về Blockchain >tại đây
Blockchain có bao nhiêu loại?
Blockchain có bao nhiêu loại?
Vậy hiện nay có bao nhiêu loại blockchain, cùng chúng tôi điểm qua nhé.
Public blockchain: Ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain, quá trình xác thực này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống blockchain này là điều rất là khó bởi chi phí của nó rất cao.
Private blockchain: Khác với Public blockchain, Private blockchain còn được gọi là blockchain riêng tư. Bởi vì ở trên đây người tham gia cần có sự chấp nhận mới tham gia mạng. Các giao dịch riêng tư và chỉ những người tham gia hệ sinh thái đã được cấp quyền tham gia mạng mới có thể thực hiện giao dịch. Theo số đông mọi người, Private blockchain mang tính tập trung hơn nhiều so với Public blockchain.
Permissioned blockchain: Còn có tên gọi khác là Consortium blockchain, là sự kết hợp giữa Public blockchain và Private blockchain. Nếu Public blockchain là một hệ thống mở, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể xác thực được còn Private blockchain là nơi chỉ một thực thể duy nhất chỉ định các nhà sản xuất khối. Permissioned blockchain sẽ liên hợp lại hai điều trên, sẽ có một số ít các bên có quyền ngang nhau đóng vai trò là người xác nhận.
Lịch sử của công nghệ blockchain, nó ra đời như thế nào?
Lịch sử của công nghệ blockchain, nó ra đời như thế nào?
Có bao giờ bạn thắc mắc blockchain bắt đầu khi nào? Và ai là người phát minh ra blockchain hay chưa? Giống như sự xuất hiện của internet, blockchain đã và đang tạo nên những sự thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế hiện nay.
1991-2008: Những năm đầu của công nghệ blockchain
Vào năm 1991, Stuart Haber and W. Scott Stornetta đã tiến hành nghiên cứu về cách bảo mật mã hóa chuỗi khối để không một ai có thể giả mạo dấu thời gian của tài liệu. Đây là lần đầu khái niệm blockchain được đề cập tới.
Năm 1992, họ đã nâng cấp hệ thống của mình để kết hợp Merkle Tree (một dạng cấu trúc dữ liệu) nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực công nghệ blockchain. Do đó sẽ cho phép người tiêu dùng thu thập nhiều tài liệu hơn trên một khối duy nhất.
Tuy nhiên đến năm 2008, blockchain mới thật sự được biết đến rộng rãi qua sự ra đời của bitcoin, tiền mã hoá đầu tiên được tạo bởi Satoshi Nakamoto (bí danh). Đến nay, thân phận của nhân vật (hoặc tổ chức này) vẫn là một ẩn số chưa thể giải đáp được.
2008-2013: Sự xuất hiện của bitcoin
Hầu hết mọi người đều tin rằng bitcoin và blockchain là một và giống nhau. Vì ở giai đoạn này, blockchain được hiện thực hóa như một phần cốt lõi của bitcoin. Công nghệ blockchain đóng vai trò là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng, một hệ thống dữ liệu phân cấp và được quản lý tự động.
2013-2015: Phát triển ethereum
Vào năm 2013, ethereum ra đời với chức năng bổ sung cho bitcoin, đây là một sự phát triển quan trọng trong lịch sử blockchain cho phép người dùng ghi lại các tài sản.
Ethereum ra mắt chính thức vài năm 2015 và phát triển trở thành một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ blockchain nhờ khả năng hỗ trợ các hợp đồng thông minh.
2013- 2018
Ở giai đoạn này, lĩnh vực công nghệ blockchain tiếp tục phát triển. Điển hình, vào năm 2015, Quỹ Linux đã cho ra mắt Hyperledger để tăng cường phát triển blockchain và năm 2017 EOS.IO được giới thiệu bởi block one như một giao thức blockchain mới để triển khai các ứng dụng phi tập trung.
2020: Lịch sử blockchain và tương lai
Việc phát minh ra blockchain đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác trong cuộc sống của con người chúng ta.
Blockchain đang được sử dụng rất nhiều trong quản lý cung ứng cũng như trong kinh doanh. Trong tương lai, công nghệ này cũng có thể tiến vào các mặt hàng cơ bản như các công cụ tìm kiếm trên internet.
Sự phát triển của công nghệ blockchain trong những năm gần đây đã làm tăng nhu cầu về các chuyên gia blockchain. Các công ty cũng đang triển khai blockchain để nhận được lợi ích từ các ứng dụng thuộc lĩnh vực này.
Các phiên bản chính thức của blockchain là gì?
Các phiên bản chính thức của blockchain là gì?
Kể từ khi ra đời cho tới nay, ngành công nghệ blockchain đã đem lại những giá trị vô cùng to lớn cho con người ở hầu hết tất cả các lĩnh vực khác nhau. Và bên cạnh đó, blockchain cũng đã hình thành cho mình các phiên bản chính thức của riêng nó. Hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm lại 3 phiên bản chính thức của blockchain.
- Blockchain 1.0 – Tiền tệ
Ở phiên bản này ứng dụng vào là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là giai đoạn mà rất nhiều người lầm tưởng bitcoin và blockchain là một.
- Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh
Trước đó, bitcoin đã khai thác lãng phí nguồn tài nguyên rất nhiều, để khắc phục vấn đề này blockchain mở rộng ra khỏi lĩnh vực tiền điện tử phát triển chương trình mới gọi là “Hợp đồng thông minh”. Chúng là các chương trình máy tính tự động thực thi và kiểm tra các điều khoản trong blockchain. Tốc độ xử lý của nó nhanh hơn rất nhiều so với bitcoin và ví dụ rõ nhất chính là ethereum.
- Blockchain 3.0: Thiết kế giám sát hoạt động
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ đang tiếp tục phát triển và mở ra trong tương lai. Ở giai đoạn này, blockchain mở rộng ứng dụng vào lĩnh vực đời sống của con người như: giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật,..
Tương lai của công nghệ blockchain vô cùng tươi sáng, một phần vì các chính phủ; doanh nghiệp đang đầu tư lớn để tìm cách thúc đẩy sự đổi mới ứng dụng và có thể sẽ tiến vào lĩnh vực khác như các công cụ tìm kiếm trên internet.
Ngoài ra, các ứng dụng mới của công nghệ blockchain đang được phát hiện và triển khai mọi lúc.
Kết luận
Từ những thông tin trên cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được tất cả những kiến thức cơ bản về blockchain cho người mới bắt đầu. Đây có thể là hành trang đầu tiên giúp những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ này và tìm được cơ hội việc làm trong thị trường đầy tiềm năng.
BlockchainWork tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Bitcoin có phải là blockchain không? Chúng khác nhau như thế nào?
- Blockchain là gì? Giải mã blockchain cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn chi tiết cách trở thành Blockchain Developer
Top 6 Blockchain Applications in Vietnam
Blockchain has become a promising technology in many fields in Vietnam, especially in education, health, entertainment, manufacturing, state administration and banking. In particular, blockchain is not simply a data storage technology but also a means to verify and…
Tích hợp AI Tăng cường Bảo mật trong Hợp Đồng Thông Minh
Công nghệ blockchain đã cách mạng hóa cách chúng ta thực hiện giao dịch, cho phép các thỏa thuận an toàn, minh bạch và không thể sửa đổi thông qua hợp đồng thông minh. Những hợp đồng tự…
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Tiềm năng và Triển vọng Phát triển
Dù bạn đã biết blockchain là công nghệ nền tảng của các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì thật sự tạo nên sức mạnh của blockchain? Ẩn sâu bên…
Các phương pháp tăng cường bảo mật các dự án Web3
Công nghệ Web3 đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông. Các dự án Web3 không chỉ mang lại những cơ hội mới mẻ mà còn tạo…
Tổng hợp khóa học, tài liệu Web3 miễn phí theo lộ trình cụ thể
Để bắt đầu học về blockchain, việc tìm nguồn tài liệu cũng như khóa học uy tín và miễn phí là rất quan trọng. Blockchain là một công nghệ mới mẻ và phức tạp, nó đòi hỏi người…