Tấn công 51% (51% attack) là gì?
Tấn công 51% hay 51% attack là một trong những hình thức phổ biến, xảy ra trên mạng lưới blockchain. Trong đó một cá nhân hoặc tổ chức nào nắm giữ được phần lớn quyền kiểm soát mạng lưới, với quyền lực lớn như thế, họ có thể làm mạng lưới gián đoạn và mang lại những hậu quả khó lường. Để hiểu rõ cuộc tấn công 51% là gì? Và liệu cuộc tấn công này có dễ dàng thực hiện không? Mời bạn khám phá cùng chúng tôi – BlockchainWork thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Cuộc tấn công 51% (51% attack) là gì?
Tấn công 51% (51% attack) là một cuộc tấn công vào mạng lưới blockchain của một đồng tiền kỹ thuật số bất kỳ nào đó. Cuộc tấn công này thường được thực hiện bởi một nhóm các thợ đào nhằm kiểm soát trên 50% hashrate của mạng. Cuộc tấn công 51% diễn ra sẽ làm cho các giao dịch không thể nào xác nhận do tắc nghẽn mạng. Và một điều cực kỳ đáng lo đó chính là giao dịch có thể bị đảo ngược nếu kẻ tấn công kiểm soát toàn bộ mạng lưới.
Cuộc tấn công 51% là gì?
Một ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn thấy được sự nguy hiểm của cuộc tấn công 51% do đảo ngược giao dịch gây ra: Giả sử bạn có 1.000 Bitcoin để mua 1 món hàng gì đó, chẳng hạn như 1 chiếc xe hơi. Sau khi chuyển 1.000 Bitcoin này cho cửa hàng bán xe hơi và xe sẽ được giao cho bạn vài ngày sau đó. Tuy nhiên, cuộc tấn công 51% xảy ra trong mạng lưới blockchain của Bitcoin thì bạn có thể đảo ngược giao dịch. Nếu cuộc tấn công diễn ra thành công, bạn sẽ lấy lại được 1.000 Bitcoin đã chuyển cho cửa hàng bán xe hơi mà vẫn sở hữu được chiếc xe hơi luôn!
Cuộc tấn công 51% không thể làm thay đổi các block cũ trong mạng lưới blockchain nên nó sẽ không phá hủy được Bitcoin hay các đồng tiền kỹ thuật số khác. Tuy nhiên, cuộc tấn công này sẽ để lại 1 thiệt hại khá lớn.
Mức độ nguy hiểm của cuộc tấn công 51%
Trong hệ thống blockchain, bất kỳ ai đều có thể xem, kiểm tra cuốn sổ cái ghi chép các giao dịch diễn ra trên nền tảng công nghệ này. Đúng như tên gọi của mình, blockchain chứa một chuỗi các block, mỗi block ghi chép dữ liệu chứa thông tin giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định và thông tin trong blockchain sẽ không thể bị thay đổi. Tuy nhiên, khi cuộc tấn công 51% xảy đến, nhóm tấn công có thể kiểm soát tiến trình tạo block mới.
Nếu một tổ chức hoặc cá nhân kiểm soát được 50% tổng hashrate thì họ có thể ghi đề lên cơ chế đồng thuận của mạng và thực hiện các hành vi trục lợi như double spending (chi tiêu gấp 2 lần). Lúc này, kẻ tấn công sẽ có thể ngăn mọi giao dịch mà họ muốn và có thể tùy ý sửa đổi các thứ tự giao dịch. Ngoài ra, kẻ tấn công có thể độc quyền khai thác vì họ có thể ngăn tất cả những thợ đào khác tham gia vào khai thác.
Ví dụ cụ thể: Nếu tấn công 51% xảy ra ở mạng Bitcoin thì họ có thể thực hiện giao dịch OTC ngoại tuyến bằng việc sử dụng Bitcoin gửi đến ví để đổi USD. Khi giao dịch vừa được xác nhận bởi các nút thì người mua sẽ giao dịch USD với kẻ lừa đảo. Sau đó, kẻ tấn công sẽ có thể sử dụng quyền hạn để quay trở lại blockchain trước khi chuyển Bitcoin, lúc này họ sẽ sửa các thông tin và ghi là không có giao dịch Bitcoin. Cuối cùng với sức mạnh kiểm soát 51% thì mạng lưới sẽ chấp nhận yêu cầu này.
Mặc dù, nhóm tấn công có thể kiểm soát được hệ thống nhưng sẽ rất khó để sửa nội dung các khối cũ trong nền tảng blockchain (trước thời điểm tấn công). Nếu muốn sửa thông tin các khối cũ, chúng sẽ phải đào lại toàn bộ các khối tiếp theo đó. Dẫn tới việc sửa thông tin ở khối ở vị trí càng xa thời điểm hiện tại thì công việc càng nhiều và càng bất khả thi. Vì vậy, trong thực thế thì tấn công 51% rất khó thực hiện.
Tác động của cuộc tấn công 51% đối với blockchain
Các giao dịch mới bị trì hoãn: Trong một cuộc tấn công 51%, những kẻ tấn công đã xâm nhập sức mạnh băm của bitcoin. Họ có thể trì hoãn các giao dịch mới bắt đầu sử dụng cùng một đồng tiền nhiều lần.
Gây gián đoạn mạng: Mọi blockchain đều sử dụng cơ chế Proof-of-Work (PoW) để xác thực các giao dịch. Những kẻ tấn công gây ra sự gián đoạn mạng bằng cách trì hoãn việc xác nhận và sắp xếp các khối theo thứ tự thời gian. Một lưu ý rằng cuộc tấn công 51% ảnh hưởng nặng nề đến tài nguyên máy tính của người khai thác. Điều này gây ra sự chậm trễ cho giao dịch được xác nhận và lưu trữ trong một khối. Đổi lại, mạng của blockchain bị hỏng, cho phép những kẻ tấn công xử lý các giao dịch nhanh hơn so với thợ đào.
Giảm phần thưởng của người khai thác: Một cuộc tấn công 51% cho phép những kẻ tấn công đảo ngược một giao dịch ngay cả trước khi nó được xác nhận. Điều này dẫn đến việc double spending một đồng coin. Hơn nữa, những người khai thác chân chính kiếm được ít tiền hơn cho việc cập nhật blockchain khi những kẻ tấn công đánh cắp cổ phiếu của họ.
Cuộc tấn công 51% có dễ thực hiện không?
Tấn công 51% về mặt lý thuyết có thể rất khó để thực hiện. Vì cần một cá nhân hoặc một nhóm có khả năng kiểm soát hơn một nửa sức mạnh khai thác của mạng lưới. Đó là một thách thức lớn, nhất là với những mạng lưới mà số lượng thợ mỏ lớn như Bitcoin.
Về mặt lý thuyết thì tấn công 51% sẽ không thể tồn tại lâu. Blockchain của Bitcoin hay các loại tiền kỹ thuật số khác phát triển ổn định theo thời gian, khi có thêm thợ mỏ tham gia vào mạng lưới Blockchain, sức mạnh tính toán sẽ được bổ sung và vượt trên cả kẻ tấn công. Sẽ rất tốn kém nếu kẻ tấn công muốn tăng thêm hashrate bổ sung vào sức mạnh của mình. Tuy vậy nhưng cuộc tấn công 51% vẫn là một mối đe dọa có khả thi, có thể bất ngờ xảy ra bất cứ lúc nào, chỉ có điều là lợi ích đạt được không lớn hơn chi phí bỏ ra.
Kết luận
Bài viết trên là những giải thích chi tiết về cuộc tấn công 51% để các bạn có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về mức độ nguy hiểm của cuộc tấn công này. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích đến với các bạn. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè của mình biết nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của BlockchainWork.
BlockchainWork tổng hợp
- Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
- Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signup
>> Có thể bạn quan tâm:
- Hashing (hàm băm) là gì – Tìm hiểu về cách thức hoạt động của hàm băm
- Blockchain hoạt động như thế nào? Một số khái niệm cơ bản mà bạn không nên bỏ lỡ
- Bitcoin là gì? Giải thích bitcoin dễ hiểu
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Tiềm năng và Triển vọng Phát triển
Dù bạn đã biết blockchain là công nghệ nền tảng của các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì thật sự tạo nên sức mạnh của blockchain? Ẩn sâu bên…
Các phương pháp tăng cường bảo mật các dự án Web3
Công nghệ Web3 đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông. Các dự án Web3 không chỉ mang lại những cơ hội mới mẻ mà còn tạo…
Tổng hợp khóa học, tài liệu Web3 miễn phí theo lộ trình cụ thể
Để bắt đầu học về blockchain, việc tìm nguồn tài liệu cũng như khóa học uy tín và miễn phí là rất quan trọng. Blockchain là một công nghệ mới mẻ và phức tạp, nó đòi hỏi người…
Kiểm toán Blockchain (Blockchain audit): Tầm quan trọng và các phương pháp hay nhất
Nền tảng blockchain đã và đang trở thành tâm điểm trong thế giới công nghệ. Blockchain đã gia nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, game, chăm sóc sức khỏe và quan trọng…
Các ứng dụng blockchain thực tế tại Việt Nam
Blockchain đã trở thành một công nghệ nổi bật trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, đặc biệt là trong giáo dục, sức khỏe, giải trí, sản xuất, quản lý nhà nước và ngân hàng. Đặc biệt, blockchain…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan