Node là gì? Cách thức hoạt động của các node trong blockchain
Node là gì mà có thể giúp cho công nghệ blockchain trở thành bảo mật nhất hiện nay? Là một phần không thể thay thế của công nghệ blockchain, được coi như cơ sở hạ tầng giúp cho hệ thống mạng lưới hoạt động, vận hành. Vậy cuối cùng node là gì? Hãy cùng BlockchainWork tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Node (nút) trong blockchain là gì?
Node trong blockchain
Về mặt lý thuyết, blockchain được hình thành xây dựng dựa trên các nút có chức năng lưu trữ, truyền tải, bảo quản dữ liệu trên mạng lưới. Vì chính yếu của mạng lưới blockchain được xây dựng theo nguyên tắc P2P (peer to peer) tức các người dùng đều ngang hàng nhau trong hệ thống. Hầu hết các mạng lưới blockchain xây dựng hiện nay đều dựa vào sự đồng thuận giữa các nút chứ không hề có một máy chủ tập trung nào. Nên vai trò của chúng ở đây giống như một thành viên của một hội đồng dân chủ khi mọi hoạt động được quyết định bởi đa số.
Ở đây nút có thể là bất cứ thiết bị nào từ điện thoại, máy tính, laptop, và các loại máy chủ lớn hơn. Chúng liên kết với nhau, liên tục trao đổi và cập nhật dữ liệu mới. Từ đó tạo thành một cơ sở hạ tầng cho mạng lưới blockchain hoạt động.
Cách thức node hoạt động trong blockchain
Trong hệ thống blockchain sẽ tồn tại miners (các thợ đào) và validators (người xác thực) có khả năng bổ sung thêm các khối mới vào mạng lưới. Nhưng để bất kỳ block mới vào hệ thống đều sẽ được truyền đến tất cả các nút (hoặc chỉ 1 phần tùy thuộc thuật toán đồng thuật của mạng lưới) để xác nhận quyết định có thêm vào hay không.
Tùy thuộc vào tính hợp lệ của block đó thì các node có thể lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối nó. Một khi node đã chấp nhận block mới thì nó sẽ lưu trữ nó trên đầu của các block đã lưu trữ trước đó.
Tổng hợp lại thì vai trò của node trên blockchain bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của block giao dịch mới để phê duyệt hoặc bác bỏ
- Khi phê duyệt thì sẽ lưu trữ block mới trên đầu các block cũ đã lưu trữ trước đó
- Đóng vai trò như một tháp điện thoại thu và phát dữ liệu lịch sử giao dịch đến các node khác trên mạng lưới.
Tầm quan trọng của node trong blockchain
Với vai trò chính là cơ sở hạ tầng để xây dựng và vận hành blockchain. Thì node chính là phần bắt buộc phải có cuộc bất kỳ blockchain nào. Khi mạng lưới node càng rộng thì khả năng và tính bảo mật của mạng lưới sẽ càng được gia tăng. Cũng như việc gia tăng số lượng node giúp hỗ trợ cho mạng lưới blockchain mở rộng khả năng xử lý. Gia tăng tốc độ xử lý, đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng. Ngoài ra, chất lượng của những người điều hành node sẽ củng cố cho khả năng hoạt động, vận hành hiệu quả hay không của mạng lưới.
Blockchain bao gồm những loại node nào?
Trong hệ thống blockchain hiện nay đang có 2 loại chính là:
Full nodes (nút đầy đủ): Tồn tại như một máy chủ của một mạng lưới phi tập trung, các nút đầy đủ có chức năng chính là duy trì sự đồng thuận giữa các nodes và xác minh các giao dịch. Với một số đặc chính sau đây:
- Sao lưu đầy đủ các dữ liệu blockchain
- Tham gia vào quá trình xác nhận, xác minh và trạng thái của các block.
- Node đầy đủ là nguồn xuất phát của tất cả các trạng thái của block.
- Tiếp nhận và cung cấp dữ liệu cần thiết cho node nhẹ
Ngoài ra nó cũng lưu trữ một bản sao của sổ cái blockchain, giúp nâng cao tính bảo mật và quyền biểu quyết các đề xuất của hệ thống .
Lightweight nodes (nút nhẹ): Nút nhẹ hay được biết tới với cái tên SPV – Simple Payment Verification (xác minh thanh toán đơn giản) đang hoạt động hằng ngày để xử lý các giao dịch trên mạng lưới blockchain. Do không có lưu trữ bản sao của blockchain nên nút nhẹ cần ít tài nguyên để hoạt động nhưng bù lại mất đi tính bảo mật. Tuy nhiên nút nhẹ lại rất thuận tiện cho việc xử lý giao dịch. Khi mà chúng chỉ dựa vào thông tin truy vấn được từ các nodes đầy đủ để thực hiện công việc xử lý.
Người nào có thể chạy node?
Trên lý thuyết thì dù bất kỳ ai cũng có thể chạy. Nhưng thực tế tùy thuộc vào quy định của mạng lưới blockchain mà có những yêu cầu khác nhau để vận hành một node.
Ngoại lệ có một số mạng lưới blockchain như Heco, Okexchain, Bsc,… sử dụng thuật toán đồng thuật Proof of Authority (PoA), thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng. Cho phép mọi người đều có thể được quyền chạy node tuy nhiên để được xác thực thì bạn cần thực sự có danh tiếng trong cộng đồng đó.
Thuật toán đồng thuận Proof of stake
Hoặc đối với một số mạng lưới sử dụng thuật toán Delegated Proof of Stake (DPoS) thì chỉ những nắm đa số lượng token mới có thể chạy. Do vậy không có quy định chung nào cho người dùng có thể chạy node cả. Tùy thuộc vào mạng lưới blockchain bạn tham gia mà sẽ có những quy định cụ thể.
Kết luận
Node là những thiết bị như điện thoại, máy tính, laptop liên kết trong mạng lưới blockchain là nền tảng cơ sở hạ tầng cho blockchain hoạt động và vận hành. Với nhiều chức năng như thực hiện các giao dịch, chứng thực sự hợp lệ của một block mới, và nhiều tính năng khác. Hỗ trợ giúp cho mạng lưới blockchain hoạt động một cách hiệu quả và bảo mật. Và đối với mỗi mạng lưới khác nhau sẽ có quy định, điều kiện riêng cho phép người dùng được vận hành một node. Thông qua bài viết này BlockchainWork hy vọng các bạn có nắm được những kiến thức cơ bản về node. Nếu có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc hãy chia sẻ ngay bên dưới.
BlockchainWork tổng hợp
- Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
- Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signup
>> Có thể bạn quan tâm:
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT): Tiềm năng và Triển vọng Phát triển
Dù bạn đã biết blockchain là công nghệ nền tảng của các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi điều gì thật sự tạo nên sức mạnh của blockchain? Ẩn sâu bên…
Các phương pháp tăng cường bảo mật các dự án Web3
Công nghệ Web3 đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông. Các dự án Web3 không chỉ mang lại những cơ hội mới mẻ mà còn tạo…
Tổng hợp khóa học, tài liệu Web3 miễn phí theo lộ trình cụ thể
Để bắt đầu học về blockchain, việc tìm nguồn tài liệu cũng như khóa học uy tín và miễn phí là rất quan trọng. Blockchain là một công nghệ mới mẻ và phức tạp, nó đòi hỏi người…
Kiểm toán Blockchain (Blockchain audit): Tầm quan trọng và các phương pháp hay nhất
Nền tảng blockchain đã và đang trở thành tâm điểm trong thế giới công nghệ. Blockchain đã gia nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, game, chăm sóc sức khỏe và quan trọng…
Các ứng dụng blockchain thực tế tại Việt Nam
Blockchain đã trở thành một công nghệ nổi bật trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, đặc biệt là trong giáo dục, sức khỏe, giải trí, sản xuất, quản lý nhà nước và ngân hàng. Đặc biệt, blockchain…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan