Công việc của 1 blockchain analyst
Để có được khả năng phát triển vượt trội so với các nền tảng công nghệ khác hiện nay của blockchain thì không thể không kể đến công sức của các blockchain analyst. Những người đóng vai trò lớn trong việc giúp cho các sản phẩm công nghệ được nâng tầm. Vậy thì cụ thể công việc của 1 blockchain analyst sẽ bao gồm những gì? Bài viết sau đây BlocckchainWork đã tổng hợp lại sẽ đem đến cho bạn 1 cái nhìn cụ thể hơn về ngành nghề này.
Mục lục bài viết
Những việc 1 blockchain analyst cần làm
Những công việc của blockchain analyst
Trong một ngành công nghệ còn nhiều mới lạ như là blockchain thì luôn cần có những người như blockchain analyst. Với mục tiêu chính là giúp phân tích đánh giá các tính năng, hạn chế, và những lỗi còn tồn đọng trong hệ thống blockchain. Họ đóng vai trò chính trong việc giúp các doanh nghiệp, dự án blockchain nhận ra được những thiếu sót, những điều cần cải thiện để dự án có thể phát triển đi xa hơn. Cụ thể hơn, 1 blockchain analyst giúp doanh nghiệp đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Ngoài ra bước trên con đường blockchain analyst, bạn cần phải thực hiện công việc phân tích dữ liệu cho thấy được mức độ hiệu quả của hệ thống blockchain mang lại. Từ những thông số dữ liệu thu phân và phân tích được tìm ra được những khu vực cần được sửa chữa cải thiện. Cùng với đó là tìm kiếm, phát triển những hướng mới giúp tăng cường khả năng, ứng dụng của dự án.
Xem thêm: BlockchainWork – The leading job board for blockchain talents in Viet Nam | Company Profile
Điều cần có ở blockchain analyst
Đối với 1 người blockchain analyst thành công mà nói thì đây sẽ là 3 yếu tố không thể không có:
- Khả năng phân tích: đem đến cho họ khả năng thu thập, đọc hiểu và phân tích dữ liệu một cách chính xác
- Kỹ năng số học: để 1 blockchain analyst có thể tính toán, đo đạc từ đó phân tích dữ liệu
- Kỹ năng chuyên môn: đặc biệt trong ngành blockchain thì kỹ năng chuyên môn càng đóng 1 vai trò quan trọng đối với analyst. Khi mà công nghệ còn đang khá mới mẻ nên việt nắm vững về nền tảng chuyên môn sẽ giúp họ có được cái nhìn đúng đắn hơn về các sản phẩm, dự án.
Ngoài việc có chuyên môn về kỹ thuật vững vàng ra thì nền tảng về kiến thức kinh doanh cũng cực kỳ quan trọng. Đây là những kiến thức sẽ giúp cho việc phân tích được của các blockchain analyst có thể đánh giá được đúng thực sự kinh doanh của dự án, doanh nghiệp từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức độ cải tiến về mặt kỹ thuật. Cùng với đó là các kỹ năng mềm giúp bổ sung cho công việc này như là kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề cho tới các kỹ năng năng như giao tiếp và quản lý thời gian.
Tuy rằng những kỹ năng bổ trợ trên đều cực kỳ hữu ích cho công việc của 1 blockchain analyst nhưng chính yếu vẫn là kỹ năng phân tích dữ liệu. Thế nên việc có khả năng sử dụng được nhiều các công cụ đo lường, đánh giá, phân tích sẽ là yếu tố cốt lõi giúp họ thực hiện công việc được hiệu quả. Ngoài đánh giá các số liệu về sản phẩm ra thì họ còn có thể đánh giá phân tích các chiến dịch truyền thông, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự án. Để không chỉ đáp ứng được nhu cầu đánh giá sản phẩm blockchain của doanh nghiệp. Mà các hoạt động đi kèm với nó càng giúp nâng cao giá trị của blockchain analyst trong doanh nghiệp, dự án.
blockchain analyst liệu có phải con đường sự nghiệp tốt?
Liệu con đường sự nghiệp của blockchain analyst có tốt
Theo cục thống kê lao động tại Anh thì số lượng công việc dành cho vị trí analyst lên tới con số 104.000 công việc trong năm 2020 và tăng thêm 25.600 vào năm 2030 tức mức tăng khoảng 25%. Như vậy có thể thấy rằng có hội việc làm trong lĩnh vực này cực kỳ rộng mở. Cùng với đó chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng với sự tiến bộ về mặt công nghệ, con người chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian trên không gian mạng. Các thông tin dữ liệu chất lượng được các doanh nghiệp thu thập dễ dàng hơn. Và với khối lượng dữ liệu lớn, đi đôi cùng sự mới mẻ của ngành blockchain thì nhu cầu tuyển dụng cho vị trí blockchain analyst là điều bắt buộc. Nếu doanh nghiệp, dự án blockchain mong muốn tồn tại và phát triển lâu dài với thị trường non trẻ này.
Ngoài ra theo 1 khảo sát của Glassdoor cũng cho thấy rằng công việc được mang tên “data scientist” đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng các công việc tốt nhất năm 2022. Và nghề analyst đứng đầu trong danh sách các nghề trong công việc đó. Tất cả nhờ vào mức thu nhập nhận được ở mức cao, mức độ hài lòng về công việc và số lượng công việc có trên thị trường. Và cũng theo Glassdoor thì mức thu nhập trung bình của những analyst trong năm 2021 là 96.000$. Đặc biệt khi nhu cầu áp dụng blockchain của các doanh nghiệp truyền thống ngày càng nhiều thì cơ hội việc làm cho các blockchain analyst luôn rộng mở chờ đón các bạn.
Kết luận
Trong những năm vừa qua với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của blockchain hiện nay tiếp cận đến mọi vấn đền trong cuộc sống, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí blockchain analyst tăng cao là điều tất yếu. Tuy yêu cầu bạn vừa phải có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật, blockchain, vừa có kiến thức về kinh doanh. Nhưng đổi lại chính là mức đãi ngộ cao, cơ hội nghề nghiệp, và mức độ hài lòng với công việc của blockchain analyst rất tốt. Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn góc nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về nghề blockchain analyst.
BlockchainWork tổng hợp
- Tìm hiểu thêm về BlockchainWork tại website: https://blockchainwork.net/
- Ứng viên nắm bắt cơ hội việc làm tại đây: https://blockchainwork.net/candidate-signup
- Nhà tuyển dụng kết nối các tài năng trẻ tại đây: https://blockchainwork.net/employer-signup
>> Có thể bạn quan tâm:
6 kỹ năng giúp QA engineer trở nên nổi bật khi làm việc ngành web 3.0
Quality Assurance (QA), đặc biệt là QA Engineer, rất quan trọng trong quá trình phát triển các dự án Web3 và đóng vai trò thiết yếu trong các chu kỳ sản xuất. Các công việc đảm bảo chất…
6 Kỹ năng mềm Web3 Software Engineer cần có để thành công
Trở thành một Web3 Software Engineer hàng đầu đòi hỏi ở ứng viên cả chuyên môn kỹ thuật (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm. Các công ty Web3 cần tìm kiếm các kỹ sư toàn diện…
Top 4 việc làm Web3 Cyber Security dành cho người mới bắt đầu
Nhu cầu về các chuyên gia Web3 Cyber Security hiện nay đang cao hơn bao giờ hết. Làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng mang đến cho ứng viên cơ hội làm việc trong môi trường có…
Muốn ứng dụng blockchain cho doanh nghiệp, cần hiểu rõ ở vai trò người dùng trước – Nguyễn Trung Thành
Tương lai liệu ứng dụng blockchain sẽ được rộng rãi vào đời sống? Làm thế nào để doanh nghiệp và người trẻ tham gia vào lĩnh vực này với lộ trình phù hợp? BlockchainWork đã có buổi trò…
Cách tuyển kỹ sư Site Reliability
Kỹ sư Site Reliability (SRE) là một vai trò quan trọng trong môi trường công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các công ty phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ trực tuyến. Vai trò…
Nhận thông tin mới nhất về sự kiện BlockchainWork
Đăng ký và thông báo tất cả các việc làm liên quan