Cryptocurrency – Những điều cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng cần phải biết

Cryptocurrency – Những điều cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng cần phải biết

Cryptocurrency – sự xuất hiện của loại điện tử này đã khiến cho cả thế giới quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… tiền điện tử diễn ra sôi động và đa dạng; thu hút số lượng lớn người tham gia. Để có thể hiểu rõ về dòng tiền điện tử này, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài kiến thức cơ bản ở ngay tại đây.

Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency (còn được gọi vắn tắt là Crypto): Là tên dùng để chỉ tất cả các đồng coin trên thị trường tiền điện tử, một loại tiền mã hóa được ứng dụng thông các dữ liệu giao dịch blockchain.

Cryptocurrency-la-ten-goi-chung-cua-nhieu-loai-dong-tien-dien-tu-khac-nhau-Nguon-euronews.

Cryptocurrency là tên gọi chung của nhiều loại đồng tiền điện tử khác nhau (Nguồn: euronews)

Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho thuật ngữ này ví dụ như: tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số, tiền số, hay coin.

>> Xem thêm: Ví lạnh và ví nóng là gì? Cách phân biệt ví nóng và ví lạnh trong tiền điện tử?

Loại tiền điện tử này là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế với mục đích làm việc như là một trung gian trao đổi, nó sẽ sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch nhằm kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản. Cryptocurrency mang đến cho chúng ta giá trị thực và có thể quy đổi ra tài sản hoặc trao đổi. Bạn có thể giao dịch gửi tiền và trao đổi hàng hóa bằng crypto qua hệ thống máy tính, internet – tất cả những giao dịch này đều sẽ dùng mật mã để đảm bảo an toàn.Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho thuật ngữ này ví dụ như: tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số, tiền số, hay coin.

Các loại cryptocurrency phổ biến nhất hiện nay

Cryptocurrency-duoc-chia-lam-2-nhom-chinh-bitcoin-va-altcoin-Nguon-livelaw.

Cryptocurrency được chia làm 2 nhóm chính: bitcoin và altcoin (Nguồn: livelaw)

Nguồn gốc của cryptocurrency xuất phát từ bitcoin, đây là loại tiền điện tử phi tập trung đầu tiên, được phát hành bởi một người Nhật Bản mang tên Satoshi Nakamoto, đồng tiền này được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào năm 2009. Ta chỉ có thể sử dụng được loại tiền này khi có kết nối Internet, nếu không còn Internet thì đồng tiền này không còn giá trị.

Đến nay, cryptocurrency hiện có gần 11 nghìn loại đồng tiền điện tử khác nhau tại coinmarketcap. Tuy nhiên, để đơn giản giản hóa, ta phân loại cryptocurrency thành 2 nhóm chính như sau: bitcoin và altcoin.

Bitcoin: Đây là loại tiền điện tử đứng đầu trong các loại tiền mã hóa, được xây dựng trên nền tảng bitcoin network. Đồng tiền mã hóa này được công nhận bởi người dùng nhờ vào các tính năng nổi bật:

  • Có tính thanh khoản cao.
  •  Số lượng giao dịch mỗi ngày lớn nhất.
  • Giữ vị trí số 1 trong các loại tiền mã hóa theo vốn hóa thị trường.

Altcoin: được viết tắt từ cụm từ “bitcoin alternative” và là sự kết hợp của alt (hình thức thay thế) và coin (tiền) tức là hình thức thay thế dành cho đồng tiền. Altcoin ra đời với mục đích cải thiện những khuyết điểm mà đồng tiền bitcoin đang có. Cho nên, về cơ bản chức năng của altcoin có sự tương đồng đối với bitcoin. Hiện nay, những loại altcoin phổ biến có thể kế đến như: Litecoin (LTC), Ethereum (ETH), Bitcoin Cash (BCH), …

>> Tham khảo chi tiết: Bitcoin là gì?

Lợi ích mang lại cùng những rủi ro tiềm ẩn

Lợi ích

  • Chi phí dành cho giao dịch rất thấp

Chi phí thực hiện giao dịch crypto gần như rất thấp, thậm chí còn được miễn phí. Trong tương lai, đồng tiền mã hóa crypto này sẽ hướng tới mục tiêu miễn phí cho mọi giao dịch. Đây là một điểm cộng lớn, do hầu hết các giao dịch tiền tệ thông qua ngân hàng đều tốn phí, thậm chí là phí khá cao nếu liên quan đến giao dịch nước ngoài.

  • Thời gian cho mọi giao dịch rất ngắn

Khi chúng ta ra ngân hàng, mọi giao dịch đều phải tốn khá nhiều thời gian chờ đợi để được xử lý, có những giao dịch lên đến 1 – 2 ngày, điều này khiến chúng ta cảm thấy khá phí thời gian của mình. Nhưng đối với cryptocurrency, dù giao dịch của bạn phức tạp đến đâu (chuyển tiền sang nước ngoài) nếu lúc trước bạn mất gần 3 ngày để hoàn thành thủ tục thì giờ đây, nó chỉ còn tối đa là 15 – 20 phút.

  • Không lo lạm phát

Trong những tình huống bất ngờ khiến cho nền kinh tế bị thay đổi hoặc chính phủ in thêm tiền thì việc tiền truyền thống xảy ra lạm phát là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, đồng tiền điện tử này lại khác, nó sẽ không bị lạm phát nhờ vào đặc điểm số lượng hữu hạn.

Ta lấy một ví dụ đến từ bitcoin, hiện đã có hơn 21 triệu bitcoin được khai thác. Và trong tương lai, nó được dự đoán sẽ được khai thác hết vào năm 2050.

Rủi ro

  • Biến động thị trường lớn

Lợi nhuận mà đồng tiền mã hóa này mang lại cho chúng ta rất cao, chính vì món hời to như vậy mà không thể không tránh khỏi sự rủi ro. Kênh đầu tư cho loại đồng tiền điện tử này đôi lúc cũng sẽ xảy ra biến động giá rất lớn và thị trường tiền điện tử là một thị trường luôn xảy ra biến động mạnh, nó chính là một con dao hai lưỡi; nó có khả năng tạo ra những khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời bạn cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với tổn thất một lượng vốn đáng kể.

  • Không thể lấy lại nếu bị mất

Đồng tiền điện tử crypto sẽ không được bảo vệ như đồng tiền truyền thông, ví dụ khi bạn mất thẻ ngân hàng hay thẻ tín dụng bị đánh cắp, ngân hàng sẽ đứng ra giải quyết giúp bạn, giúp tiền của bạn luôn được bảo toàn. Tuy nhiên, crypto sẽ không thể khôi phục lại được nếu bạn làm mất. Cho nên, hãy thật cẩn trọng trong việc lưu trữ và ghi nhớ thật chính xác các thông tin liên quan đến cryptocurrency khi có nhu cầu tham gia vào nó.

  • Dễ bị tội phạm tấn công

Đây chính là vấn đề mang tính nghiêm trọng mà crypto phải đối mặt trong suốt thời gian dài. Bởi những đặc điểm mang tính ẩn danh và khó có thể kiểm soát thông tin tốt được cho nên crypto có khả năng cao sẽ bị tấn công bởi nhiều loại tội phạm. Đã có những người lợi dụng vào đồng tiền điện tử crypto để rửa tiền trên các thị trường hoặc chợ đen, chính vì vậy, hãy thật cẩn thận trong việc tính toán, tìm hiểu thông tin khi bạn có nhu cầu đầu tư cho loại đồng tiền này.

Thực trạng cryptocurrency tại Việt Nam

Từ đầu năm 2014 đã có vô số loại đồng tiền điện tử nhập môn vào thị trường tiền tệ Việt Nam như bitcoin, nổi bật nhất là vào năm 2017, giá của bitcoin và các đồng tiền ảo khác tăng một cách đột biến và không ngừng biến đổi. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động phát hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư… vào đồng tiền mã hóa này diễn ra rất sôi nổi; thu hút một lượng người tham khá lớn.

Số liệu thống kê từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, tại Việt Nam, người sử dụng tiền điện tử ngày càng tăng, được giao dịch công khai, ước có khoảng 1 triệu người sở hữu và tham gia với số tiền giao dịch hằng ngày lên tới vài trăm tỷ đồng.

Chỉ riêng trên sàn giao dịch tiền điện tử Remitano, khối lượng giao dịch hằng ngày giữa tiền điện tử và tiền VND vào khoảng từ 70 – 100 tỷ đồng, thời kỳ cao điểm có thể lên tới 300 – 400 tỷ đồng/ngày. Theo trang web “www.coin.dance”, khối lượng giao dịch theo tuần tại Việt Nam khoảng 1.615 tỷ đồng/tuần, thời kỳ cao điểm khoảng 4.600 tỷ đồng (vào tháng 1/2018).

Các sàn tiền điện tử lớn đang được nhà đầu tư Việt Nam giao dịch, mua bán, đầu tư, lưu trữ là Binance, Houbi, Bittrex, Remitano, Santienao, Kenniex… Bên cạnh đó nhà đầu tư còn giao dịch thông qua các hội nhóm tự phát trên mạng xã hội, ứng dụng gọi điện, nhắn tin qua mạng (Telegram, Whatsapp, Viber, Facebook…).

Có thể thấy, thị trường tiền điện tử đang diễn ra khá quy mô và rất sôi nổi tại Việt Nam, nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực sự là công nhận loại đồng tiền mã hóa này hay không, để có thể nắm rõ về những yêu cầu của nhà nước đối với đồng tiền này, ta hãy tham khảo nội dung tiếp theo.

Luật pháp tại Việt Nam về Cryptocurrency

Vài năm trở lại đây, đầu tư tiền điện tử là hình thức đầu tư mới được rất nhiều người chú ý. Tại Việt Nam chúng ta, Nhà nước vẫn chưa thừa nhận về đồng tiền điện tử, kể cả bitcoin – loại tiền mã hóa đang phổ biến toàn cầu. 

Trong Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/7/2017 gửi văn phòng chính phủ cũng khẳng định: “Tiền ảo nói chung và bitcoin, litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và bitcoin, litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)”.

Tuy pháp luật Việt Nam chưa công nhận cryptocurrency là phương thức thanh toán hợp pháp như tiền mặt nhưng việc mua bán, trao đổi, giao dịch như là tài sản thì cryptocurrency không bị cấm.

Luat-phap-tai-Viet-Nam-doi-voi-CryptocurrencyLuật pháp tại Việt Nam đối với Cryptocurrency (Nguồn: remitano)

Và cũng theo Bộ Tài chính, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền điện tử, tài sản điện tử, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền điện tử, tài sản điện tử. Vì vậy, Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào tiền điện tử, tài sản điện tử để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ blockchain có tính năng bảo mật rất cao và ứng dụng của nó lại phù hợp để phát triển theo chiều rộng, do vậy mà chính phủ đã cởi mở hơn trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào nền kinh tế, đặc biệt là trong thị trường tiền tệ điện tử này. Blockchain là một trong các lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong “Chính phủ số”. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.

Trong Quyết định 942/QĐ-TTg, chính phủ cũng đã ban hành quyết định cụ thể nhằm phát triển “Chính phủ số” trong giai đoạn 2021 – 2025 với mục đích nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain. Thời gian để ngân hàng nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.

Như vậy, cryptocurrency hoàn toàn không bị pháp luật cấm và hiện nay chính phủ đã có các chủ trương về cơ quan nghiên cứu công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ blockchain nhằm xây dựng phát triển “Chính phủ số”.

>> Xem thêm: Blockchain là gì?

Kết luận

Đây không phải là lời khuyên đầu tư mà là tổng hợp những kiến thức về crypto cho những người quan tâm. Hi vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ nắm được những điều cơ bản nhất về cryptocurrency và củng cố cho mình được một vài kiến thức mới trong thị trường tài chính, tiền tệ này.

BlockchainWork tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Charles Hoskinson – Nhà sáng lập Cardano

Vương Thảo 17/04/2024

Charles Hoskinson, người đồng sáng lập Ethereum và CEO Cardano là một trong những nhà sáng lập nổi tiếng nhất trong thế giới tiền điện tử. Trước đây, Charles Hoskinson là một nhà toán học nhưng sau này ông…

Việc làm blockchain - web3

(Hà Nội) Junior/Middle Product Owner (Net Salary: 15 - 30M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 15 - 30 triệu đồng

(Hà Nội) Backend PHP Laravel (từ 2 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 29/12/2024
Mức lương: 15 - 25 triệu đồng

(Hà Nội) Junior/Middle/Senior IOS Developer (Salary: 15 - 40M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 15 - 40 triệu đồng

(HCM) Test

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 60 triệu đồng

(Hà Nội) Junior/Middle Flutter Developer (Upto 30M)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 15 - 30 triệu đồng

(Hà Nội) Unity Developer (Từ 1 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 15 triệu đồng

(Hà Nội) Nhân Viên Content Marketing

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Automation Tester

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội) Marketing Executive (Salary: 15-20M)

Hạn ứng tuyển 27/02/2025
Mức lương: 13.5 - 20 triệu đồng

Deputy Engineering Manager (Phó Phòng Kỹ Thuật)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận

(Hà Nội/HCM) Senior Back-End Developer (Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 2000 - 4000 USD

(HCM) Sales Intern

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 1 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Back-end Developer (Java)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 65 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Mobile Developer (Flutter/React Native)

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 50 triệu đồng

(Hà Nội) Senior Manual Tester

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 35 triệu đồng

(Hà Nội) IT Sales/ Account Manager

Hạn ứng tuyển 30/01/2025
Mức lương: Lên đến 16 triệu đồng

(HCM) Kế Toán Trưởng/ Giám Đốc Tài Chính (CFO)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Lên đến 2000 USD

(Hà Nội/HCM) Business Analyst (UI/UX)

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: 1500 - 3000 USD

(Hà Nội) Nhân Viên Graphic Designer (từ 1 Năm Kinh Nghiệm)

Hạn ứng tuyển 14/01/2025
Mức lương: 10 - 15 triệu đồng

(Hà Nội) Trưởng Phòng Pháp Chế

Hạn ứng tuyển 30/12/2024
Mức lương: Thỏa thuận